Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Nên đổi tên nước là Cộng Hoà Việt Nam thay vì VNDCCH!?

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà làm ăn vầy là chết rồi! Không dám thừa nhận chủ quyền hai quần đảo HS và Trường Sa những 20 năm, từ 1954 đến năm 1975-1976! Đã thế Phạm Văn Đồng còn trao công hàm 1958 thừa nhận chủ quyền của TQ trên hai quần đảo mà bản thân mình(VNDCCH) không hề quản lý và làm chủ. Rõ ràng về mặt pháp lý CHXHCNVN hiện tại không có cửa nào tranh cãi với TQ khi đưa vấn đề này ra toà án quốc tế. Bài học Malaysia có lẽ là cần thiết cho chính phủ.(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130411_hoangsa_truongsa_vn_vnch.shtml)
Nay nếu muốn sửa sai những hàm hồ trong quá khứ nhà nước và đảng chi bằng công nhận sự tồn tại của VNCH- nhà nước có danh chính ngôn thuận trong việc nắm chủ quyền hai quần đảo này liên tục từ năm 1954 đến 1975, thì may ra mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để đòi hỏi chủ quyền.
Sẳn trong kỳ góp ý sửa đổi hiến pháp lần này chính phủ nên mạnh dạn đổi tên nước thành VNCH hay Cộng Hoà Việt Nam để làm cở sở pháp lý kế thừa chủ quyền hai quần đảo này, ngõ hầu đấu tranh với TQ để đòi lại chủ quyền HS, và một phần Trường Sa bị chúng xâm chiếm từ năm 1974 trong quyền quản lý của VNCH. Nay trên truyền thông đang tranh cãi về việc đổi tên nước thành VNDCCH thời kỳ đầu giành chính quyền về tay cộng sản. Hay thì có hay nhưng lại e rằng chính cái tên đó lại là cơ sở cho thằng Tàu Cộng có lợi thế!?
Biết đâu việc đổi tên nước trở thành VNCH lại hoá hay vì tính kế thừa liên tục chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc?
Nước VN đang lâm nguy về chủ quyền biển đảo. Nhà nước CS phải thấy lợi ích quốc gia là hàng đầu, dẹp qua bên mọi toan tính chính trị hẹp hòi vì lợi ích nhóm và quyền lực của mình!

Đoàn trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh - Tin tức - Tin tức - Sự kiện | Tiêu điểm | Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn

Đoàn trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh - Tin tức - Tin tức - Sự kiện | Tiêu điểm | Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Y tá được mùa!

Dạo này bọn Mỹ-Nguỵ truy lùng thật gắt gao. Mẹ mày xem lại cái hầm dấu thằng ba đã nguỵ trang ổn chưa? Con Ly đừng có mà vào chơi với chú ba nứa nhe. Con nít, con đứa cứ hễ chú ba trốn là mày mừng như mở hội, đòi chú ba cho quà vặt lung tung. Có bữa là trái bần ngoài sông Cổ Chiên, trái quýt bên Càn Long. Hôm thằng ba cho mấy thanh kẹo cao su nghe nói là chiến lợi phẩm của thằng lính Mỹ bị phục kích, con Ly mùng dữ. Nó nói kẹo của Mỹ ngon hơn mấy thứ lương khô của bộ đội.
Ngày đó đánh ác liệt lắm. Chú ba là y tá du kích, hổng biết sao mà hễ nghe bọn Mỹ đi càn là thấy thằng ba cứ trốn miết trong hầm? Việc cứu chữa bộ đội chỉ khi nào êm mới thấy nó ló ra. Riêng con Ly thấy thằng ba trốn thì vui lắm vì vừa có người cho nó nhỏng nhẽo, vừa xem ba cái đồ nghề y tá của chú. Thiệt là khổ, cứ như sam ấy. Gặp chú ba là cứ bi bi bô bô.Bọn nguỵ nghe thấy là chết cả nút chứ chẳng chơi, ông nội thở dài. Ở đâu theo đó, không theo đéo có mà yên thân.
Nghe ông nội nói, Ly cứ ỏng ẹo "con giận chú ba rồi" Hôm chú trốn hầm nhà mình mà còn dẫn theo cô du kích gái nữa chứ. ông nội nhớ nói chú ba trốn ở đâu thì dắt cô Lượm được, chứ trốn trong hầm nhà mình là con kêu bọn lính bắt cô Lượm ráng chịu à nhà! Nghe thế ông nội giận lắm. Con này mới tí tuổi mà sao gớm thật. Từ sao cái vụ dẫn cô Lượm trốn chung hầm nhà Ly. Ly không thấy chú ba về nữa. Rồi bên thắng cuộc về. Ly cũng được mời đi dự đám cưới chú ba với cái cô Lượm đáng ghét. Hôm đám cưới ông nội uống miết, sỉn quá lăng đùng ra vì đột quỵ. Đám cưới chú ba cũng trùng với ngày đám ma ông nội. Nghĩ tình nghĩa quân dân ngày xưa chú ba cho làm cái ma to nhất tỉnh thuở ấy. Ly phần thương ông nội, phần giận chú ba lấy cô du kích Lượm, nên cứ xỉu lên xỉu xuống. Tội nghiệp chú, bế mỏi cả tay. Cô Lượm trông con Ly ngã ngớn, quặt quẹo. Ngã đâu hổng ngã cứ nhè gần cạnh chú ngã miết, thiệt tình! Lòng cũng căm lắm nhưng nghĩ chắc tình chú cháu chẳng chi. Vả lại ma chay mà làm mặt giận đôi khi cũng kỳ, thôi kệ!
Thắm thoát ngần ấy thời gian trôi qua. Cái con Ly ngày xưa bây giờ tướng mạo cứ phổng phao, đáo để khiếp. Bao nhiêu đám trai làng gặp Ly cũng đều tránh xa. Ly chẳng để ý ai. Học hành chẳng tới đâu. Được cái có chú ba nâng đỡ, thi đâu đậu đó, nên cậy có ông chú làm to, hách chịu không nỗi. Làng quê cách mạng du kích ngày xưa ai cũng nể chú ba chủ tịch, dù gì khởi đầu sự nghiệp cũng giống ba xà mâu(y tá), biết đâu nên sự nghiệp lớn chứ chẳng chơi!Được thế nên Ly làm càng, coi trời bằng vung. Ra vào chổ chú ba công tác như chổ không người.
Ở trường thì học ít nhưng được cái chơi rất dữ, nhậu cũng thuộc hàng có số má. Mỗi lần chú ba đi công tác đâu cũng thấy có Ly đi theo. Xưng hô chú cháu ngọt hết chỗ chê. Chú ba vốn là người tình nghĩa, miệng đời ác ôn đồn thổi Ly là gái bia ôm nội bộ, bia ôm biên chế giúp cho chú có cái vui khỏi phải dính vào gái bia ôm không biên chế, dễ suy thoái đạo đức, đòi đa nguyên đa đảng mất công toi!?
Mỗi lần Ly ghé nhà chú ba, Lượm cũng bực mình vì nghĩ Ly tự nhiên quá đáng. Sau khi Ly tốt nghiệp hệ trung cấp hành chánh, được chú ba nâng đỡ cho về làm phó phòng quản lý doanh nghiệp của tỉnh. Từ đây, lấy lý do quan hệ công tác Ly cứ ở lỳ trong phòng chú ba chủ tịch. Thiên hạ đồn ầm ĩ. Mặc, chú với Ly đều không quan tâm, vì nhẽ chú ba vốn là người mẫn cán hết lòng lo cho dân cho đảng ở tỉnh nhà. Riêng vợ chú ba thì ngày càng giận Ly ra mặt. Con Ly thì chả chồng con chi nên cứ nhơn nhơn như người nhà của chủ tịch. Gặp tài xế chú ba rảnh muốn điều đi đâu thì điều chẳng cần hỏi ý kiến ai. Kiểng nhà chú ba trồng Ly hổng thích là nhổ vô tư. Chú ba vốn người trong sáng, lại có cái tính thọ ơn nên Ly làm gì chú cũng chẳng nói chi.
Ly hay nhậu với chú ba và mấy bác trong tỉnh. Tướng ta nhìn cũng dâm dâm nên mấy chú cũng thích lắm. Nhậu với nhau miết rồi hổng biết sao cái bụng Ly cứ to ra. Ai hỏi Ly cũng chẳng thèm nói. Từ khi bụng Ly lùm lùm. Ly coi chú ba chủ tịch chẳng ra gì. Nhờ làm cái chìa khoá xe mà chú chưa kịp làm Ly vô chổ chú quậy tưng trứng ngỗng, đập bể cửa kinh xe. Chưa hả giận Ly bụp luôn cửa kính phòng chú. Mấy chú cảnh vệ ra can ngăn làm rớt cái điện thoại Iphon chưa kịp nhặt lên. Ly nện cho mấy chú một trận. Phần mấy chú cảnh vệ thấy bụng Ly to nên cũng không dám làm gì mạnh tay lỡ hư cái mầm danh gia vọng tộc của y tá nên chơi kế "kim thiền thoát xác"!
Thực ra cái cảnh chú ba bênh vực và ưu ái Ly cũng làm chướng tai gai mắt mấy quan to đầu tỉnh. Nay sẳn cái dịp con Ly không chồng mà chữa, quậy ai không quậy nhè chú ba mà quậy, chi bằng chơi kế "cầm tặc cầm vương" tung hê lên báo chí. Quả thật nhờ kế này mà cô Ly đành phải xin về hưu non. Chú ba cũng ngậm ngùi hưu non vì thấy đời chả còn ai mà trả ơn che chắn thuở hàn vi!?
Tính chú ba người miền tây, đã thọ ơn ai thì phải thọ ơn mãn đời. Nay Ly không chồng mà chữa chưa có tác giả nào nhận. Mình còn làm chủ tịch mà nhận cái thai hoang ấy còn chi là công bộc của dân. Thôi thì ngậm ngùi hưu non, ai có cười chê gán ghép chi cũng mặc. Ơn này là trả cho cụ nội ngày xưa, chứ Ly thì xá gì. Chơi kế "giả si bất điên" cho tụi mày bẽ mặt chơi! Vừa được Ly thơm thơm, vừa phải xa cái mụ vợ thuở chui hầm xa tít mù quá khứ chết tiệt! hí hí hí...

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Hoàng thượng băng hà!


Hoàng thượng băng hà!

Chuyện xưa kể rằng có một vị vua già, trước lúc lâm chung điều mà ngài ao ước nhất là làm thế nào để đọc toàn bộ những quyển sách mà ngài đã sưu tầm trong thời chinh chiến. Người ta nói cái thư viện của ngài có tới hàng triệu đầu sách kim cổ của nhiều quốc gia lân bang mà trong thời gian chính chiến trên lưng ngựa ngài đã mang về, và xem nó như là một chiến lợi phẩm. Ngài dự định khi dừng cuộc binh đao, thiên hạ thái bình, ngài sẽ dành phần đời còn lại để đọc toàn bộ những kiến thức quí báo của nhân loại.

Ước nguyện thiên hạ thái bình rồi cũng thành hiện thực, trăm sông về một mối. Giờ đây ngài là vua của một cõi, thiên hạ chí thú làm ăn, khắp nơi dân chúng đều một lòng một dạ trung quân. Mỗi bước chân vi hành của ngài luôn ngập tràn hân hoan như sấm dội: hoàng thượng vạn tuế, nhà vua anh minh sáng suốt đời đời. Sự nghiệp trị vì của ngài mãi mãi quang vinh,.. Nơi nơi bốn bể đâu cũng là bạn hiền. Các quốc gia lân bang thì thần phục. Thậm chí thằng bạn lớn to đùng phương bắc cũng lấy làm ganh tị với ngài lắm lắm.
Sáng sáng ngài lên đỉnh chót lầu son, rút ống nhòm nhìn khắp thiên hạ trong lòng mãn nguyện vô cùng. Đám quần thần chung quanh thì trung thành tuyệt đối. Tuy chỉ vì cái sự tranh ăn miếng ....dỡ nên còn có đôi khi cấu xé, nhưng về cơ bản, tinh thần đoàn kết nội bộ vẫn được duy trì và phát huy mạnh mẽ như ý chí tiền nhân răn dạy. Tinh thần tự nguyền rủa và nguyền rủa lẫn nhau trong nội bộ không ngừng được hoàn thiện và nâng cao từ khi ngài bước vào vương triều thống lĩnh thiên hạ.

Ngài cũng là con mọt sách trong thời khói lửa binh đao. Đi đến đâu bất cứ khi nào có khoảng lặng ngắn ngủi ngài đều đọc sách. Các tác phẩm ấy đa phần là sách ngài tự viết để cho mình và đám thuộc hạ đọc.
Điều cấm kỵ là bất kỳ ai khi đọc các tác phẩm tự sáng tác của ngài bao giờ cũng phải khen nức nở. Thậm chí có những buổi thảo luận cùng khen với những sáng tác mới nhất của ngài, ngỏ hầu để phát hiện tính độc đáo trong các tác phẩm siêu phàm của ngài, cũng như các bậc tiền bối của ngài. Điển hình trong số ấy có tác phẩm "mênh mông tình ái" của tiên sinh Khả Dĩ, vốn đề cao tính sùng bái bản thân. Ngoài những tác phẩm ấy ra ngài cũng đọc nhiều tác phẩm tiên đề khởi nghiệp của một vi vua như Tiền bạc luận, lịch sử một nhà vua, mấy vấn đề về lý luận xây dựng pháo đài dành cho vua vững bền,...Để đảm bảo tính trung thực trong đọc sách và tính thấu hiểu trong các tác phẩm vĩ đại của mình, ngài cho thành lập ban soạn chữ nhà vua. Đây là viện chuyên về sử dụng từ ngữ sao cho ngoài đám quần thận tận trung ra thì ai đọc vào cũng phải điên cái đầu vì tính triết lý của nó!

Một ngày nọ khi ngồi bàn thế sự với đám quần thần ngài bất chợt bày tỏ cái ước ao mà bấy lâu nay ngài thầm mong đợi, đó là đọc hết cho kỳ được cái đám sách chiến lợi phẩm của mình ở cái thư viện kề bên. Nghe thế rất nhiều quần thần can ngăn ngài. Người thì bảo với sự thông thái hơn người của bệ hạ thì đám sách kia có xá gì! Ngài đừng bận tâm thứ kiến thức được viết ra không định hướng ấy. Đọc vào chỉ tổ làm tha hoá nhân cách, làm suy thoái đạo đức,...Hơn nữa ở tuổi cao sức kém gần đất xa trời ý lộn gần thiên đàng xa địa ngục, ngài chẳng dại gì lôi đám rác rưởi ấy về chi cho bẩn long thể vốn sáng ngời đạo đức của bệ hạ!

Nghe xong lời khuyên bảo của đám cận thần, nhà vua ngổn ngang bao tâm tư giằng xé. Sáng hôm sau ngài quyết định dù gì cũng phải ít nhiều đọc mớ tàn thư đó trước khi chết. Khi long mão chỉnh tề, ngài thân chinh trên con tuấn dương đời bốn con không cùng đám thuộc hạ đến thư viện triều đình. Gặp tay thủ thư già, ngài bèn nói cái ý định của mình: " Ta nay tuổi cao sức yếu, liệu không biết ngày nào sẽ về gặp các bậc tiên đế. Ý nguyện cuối đời của ta là được đọc mớ kiến thức của nhân loại mà nhà ngươi nắm giữ. Vậy khanh có lời khuyên nào giúp ta đọc hết mớ kiến thức đó chăng? Nghe lời yêu câu của nhà vua. Lão thủ thư lặng lẽ dẫn ngài vào bên trong những kệ sách chất chồng bụi phủ thời gian. Mỗi động tác lần dỡ những quyển sách khiến lớp bụi bay mịt mù, nhà vua thấy khó thở và choáng ngộp với mớ kiến thức khổng lồ. Sau khi quan sát ngài thở dài ngao ngán: Ta nay đã ngoài 80, với đống sách khổng lồ này thì không biết liệu khoảng thời gian ngắn ngủi còn lại ta có thể nào đọc hết không? Nói xong ngài quay ra vị thủ thư già truyền lệnh: Giao cho ngươi mấy mươi năm trông cái thư viện này, ta biết hẳn ngươi cũng biết đâu là kiến thức tổng quát của đông tây kim cổ. Nay ta lệnh cho ngươi trong vòng 3 năm phải làm thế nào tóm tắt tất cả kho tàn kiến thức nhân loại vào trong một trăm quyển sách.

Sau khi truyền lệnh, nhà vua mệt mỏi leo lên cỗ xe dê trở về triều tiếp tục theo đuổi môn y học yêu thích, khám phá cơ thể người.

Thắm thoát thời gian thoi đưa. Thời hạn ba năm đã đến, lão thủ thư già trông đã gần đất xa trời lắm rồi. Đích thân lão phải điều ba cỗ xe voi chở một trăm quyển sách đến tận long sàng cho nhà vua thưởng thức. Lúc ấy bệ hạ đang bận suy tư bên án thư. Nghe quân lính bẩm áo có vị thủ thư già muốn gặp, Bệ hạ bèn bước ra cửa đón. Khi nhìn đống sách khổng lồ trên ba cỗ xe voi, bỗng khắp châu thân ngài mồ hôi úa ra đầm đề. Ngài khoát tay lia lịa bảo lão thủ thư và đám quan lại trông coi chử nghĩa đem đống sách ấy về và lệnh cho ông trong vòng một năm tới phải làm sao tóm tắt tất cả mớ kiến thức còn lại chỉ trong một quyển sách duy nhất.

Sau khi nghe lệnh của nhà vua, lão thủ thư bèn quay sang nói rằng. Kiến thức nhân loại mênh mông như biển nước. Chi bằng ngài cho phép thần mở hội góp ý xem coi liệu cách gì hay nhất để tóm gọn kiến thức nhân loại trong vòng một năm may ra có được những kiến thức cơ bản nhất trong một quyển sách theo ý bệ hạ!?

Quả nhiên hội góp kiến thức tóm tắt được ban hành. Mọi thần dân ai cũng có quyền góp kiến thức của mình vào bất kỳ lĩnh vực nào họ yêu thích , không có bất kỳ vùng cấm kỵ nào. Quá trình góp ý diễn ra suôn sẻ. Mọi người ai cũng hào hứng dâng lên nhà vua những kiến thưc uyên bác và độc đáo nhất. Đám quan lại và ban canh gác chử nghĩa ngày đêm thu thập thông tin bở hơi tai. Chừng nghe đâu công việc sắp đến hồi kết. Bổng một hôm lão thủ thư nhận được công điện hoả tốc" hoàng đế sắp băng hà, ai ai có việc bẩm báo nào quan trọng hãy đến gặp đức vua lần cuối". Tay chân hãy còn lấm lem đầy mực in, lão thủ thư vội kêu anh đánh xe chạy một mạch đến triều đình để được hội kiến nhà vua trước lúc lâm chung. Vừa bước vào long sàng, Lão thủ thư gục xuống nắm tay vua nức nở:
- Thần thật có lỗi với bệ hạ xin ngài mở rộng lượng thứ vì đã không làm tròn trách nhiệm được giao!?
- Khanh chẳng có lỗi gì cả. Lỗi là ở ta không sống đủ lâu để đọc được quyển sách mà khanh đã vì ta biên soạn. Ta chỉ tiếc và ân hận cả đời mãi mê chay theo các thứ vô nghĩa mà quên đi những kiến thức quý giá của nhân loại. Thôi thì trước lúc ra đi về với tiền nhân, nay phiền ngươi tóm tắt cho ta toàn thể cái góp ý mà dân chúng đã đóng góp vào trong một câu duy nhất thôi!?
Lão thủ thư ngần ngừ mãi chẳng dám thưa thốt. Thấy thế nhà vua càng giục. Khanh hãy vì ta tận trung mà nói cho ta biết kiến thức của nhân loại đi. Khanh cứ chần chừ mãi, ta e không còn đủ thời gian để lắng nghe!
Nếu không phải phạm tội khi quân thần xin được nói. Dân chúng thì góp ý nhiều lắm nhưng tựu trung chỉ xoay quanh câu: "Cả đời đã không học hành thì giờ có nói, có góp ý gì chi nữa cũng như đàn khảy tai trâu thôi ạ!"
Nghe xong câu nói của vị thủ thư già mẫn cán chợt đôi mắt nhà vua long lên, sắc mặt ngài đầy vẻ ăn năn hối cải. từ trong cổ họng ngài thoát ra tiếng nấc nghẹn cuối cùng. Cái chết về với ngài mới vô nghĩa làm sao. Đám quan lại, hoàng thân quốc thích gào khóc ầm ĩ. Lão thủ thư già cũng trút hơi thở cuối cùng cạnh long sàn!
Nhan Nghia

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Vì sao Ủn nổi đoá!?


Các động thái leo thang chiến tranh gần đây của Bắc Triều Tiên có lẽ một phần do cấm vận và phần quan trọng nhất là thằng Ủn cảm thấy bị…..quê?
Theo thông lệ quốc tế bất kỳ một lãnh đạo quốc gia nào, của bất kỳ thể chế chính trị nào khi mới được bầu bán bằng lá phiếu dân chủ hay bằng lá phiếu đảng cử dân bầu đều phải đi thắm thú các nước có quan hệ kinh tế chính trị,….Gần đây khi cái lão Tập tiếp cận Hoà Bình vừa mới được bầu làm tân chủ tịch nước đã ngay tức khắc công du hàng loạt các nước châu phi. Các quốc gia mà đất nước của lão ý đang bốc lột tài nguyên thậm tệ. Đổi lại là vài đồng viện trợ như tiền bạc, hàng hoá rẻ tiền, súng ống, khí tài,… ngỏ hầu duy trì các thể chế độc tài trải dài ở các nước châu Phi nghèo khổ như Congo, Nigieria, Tanzania, Zimbawue, Sudan,…có quan hệ thân thiết với TQ. Mặc dù gần đây các nước châu Phi đã dần nhận ra bộ mặt thật của TQ. Như phát biểu gần đây của thống đốc ngân hàng Trung Ương Nigieria, Lamido Sanusi:”Trung Quốc lấy đi của chúng tôi các loại nguyên liệu cơ bản và bán lại cho chúng tôi những thứ hàng hóa được sản xuất hàng loạt. Đây cũng là bản chất của chủ nghĩa thực dân”
Trở lại với thằng nhóc Ủn có khuôn mặt nhóc tì, trông có vẻ bị thiểu năng trí tuệ được bầu làm chủ tịch nước BTT sau khi cha của nó, lão Kim Dâng Inh chết.
Điều thú vị là kể từ cái ngày nhậm chức hầu như chưa thấy thằng này đi thăm thú bất kỳ quốc gia nào, kể cả các quốc gia bảo trợ cho BTT như TQ, Nga hay các nước có cùng thể chế độc tài công sản?
Ở đây có thể có các nghi vấn chẳng hạn như các nước này chưa có thư mời chính thức một lãnh đạo thiểu năng như Ủn qua thăm chính thức vì lo ngại sự thăm thú của thằng nhóc chưa sạch máu đầu như Ủn sẽ làm mất thể diện quốc gia, hoặc thể thời buổi này mà tiếp đón một thằng nhóc như thế theo nghi thức quốc gia e chẳng xứng tầm, chẳng đáng đồng tiền bát gạo bỏ ra trong thời buổi gạo châu củi quế mà chỉ được cái chẳng có lợi quái gì về mặt kinh tế nếu không muốn nói còn phải hứa viện trợ, giúp đỡ này nọ cho cái thứ nghèo kiết xác, thậm chi còn giúp PR không công cho thằng nhóc!Hoặc vả các nước có mối quan hệ thân quen từ chối việc hắn ngỏ ý muốn thăm thú vì ngại dân chúng trong nước cười chê?
Chẳng phải vô cớ khi gần đây nhóc Ủn mời cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của Mỹ Dennis Rodman qua thăm và thông điệp mà Ủn gởi cho tay này khi trở về Mỹ: Ông Obama hãy chủ động gọi điện thoại cho tôi”
Biết đâu vì cảm thấy bị cô lập, vì cảm thấy bị các quốc gia bạn hay thù chi đều ngoảnh mặt với hắn,…? Dẫu gì cũng là lãnh đạo một quốc gia có hoả tiễn tầm xa, một quốc gia cường quốc hột nhân,.. cảm thấy bẽ mặt lắm lắm, nên chi bằng tuyên bố này nọ, hù doạ búa xua cho chúng bay đừng có khinh thường ông nhé! Rằng ông mà giận lên thì đừng có trách nhé!
Tuy có điều khá nguy hiểm là cái sự làm mình làm mảy của chú nhóc thiểu năng e cũng là nguy hiểm, khi mà chung quanh tay chú nhóc có nhiều cái remote điều khiển đồ chơi chết người được ông bố quá cố và các cô chú giao cho chơi!