Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Bà Ngoại


Gia đình ngoại nó vốn là gia đình giàu có nhất vùng ngày nay. Ngày xưa ngoại nó cũng chỉ là cô gái quê xứ Đoài nghèo khó. Cái xứ mà đàn bà con gái chít khăn xoan, miệng nhai trầu bỏm bẻm, chân đi guốc mộc, đầu đội nón mê!
Ngày xưa con gái xứ Đoài đẹp nổi tiếng nhất vùng. Nước da trắng hồng, da mặt mịn màng. Ngoại của nó đẹp cái đẹp thời phụ nữ không son phấn. Cái đẹp đó mới thực sự là cái đẹp quyến rũ. Cái đẹp của vĩnh hằng,... Bởi đằng sau lớp son phấn rộn ràng, xiêm y trút đỗ trên giường sẽ đưa người đàn bà về với thế giới của thưc tại ê chê!
Thời đó ngoại có thân hình thắt đáy lưng ong. Ba vòng tròn lẳng như người mẫu xuân thì. Cặp chân trắng tròn lẳng phủ lớp bùn khô nứt nẻ để lộ ra từng mảng da trắng hồng nhạt. Bầu vú căng tròn sau làn áo tứ thân dường như khiêu khích hơn cùng làn vải mộc quấn bên dưới nâng đỡ.
Cái quần đáy nem căng phòng ôm đôi mông tròn khêu gợi. mỗi bước chân đi của cô gái ngoại ngày xưa khiến lũ trai làng vốn thất học, miệng vẫu, môi thâm xì, hàm răng úa vàng đen kịt vì ám khói điếu cày thèm nhõ dãi.
Thời ngoại bang còn cai trị tàn bạo xứ này. Bọn chúng đã từng có nghiên cứu về văn hóa xứ thuộc địa và bảo rằng. Con gái xứ ni nết na thùy mị, dịu dàng, chịu kham, chịu khổ lao động nuôi đám đàn ông vô tích sự chỉ giỏi hút thuốc lào, điếu đóm nhà thổ, động hút và lười lao động. Chỉ giỏi nhậu cái thứ cuốc lũi lạ lùng. Uống vào chỉ khiến đầu óc mụ mẫm, ngu muội.
Giới thức giả thì chỉ chuyên tâm làm thơ. Bình thơ, ca ngợi thơ ca nhau suốt ngày. Đến nỗi mà nhà chúng chẳng đứa nào có cầu tiêu. Vì cứ cần thì ị vào mồm nhau là đủ rồi!
Đàn ông xứ ấy chỉ học chữ nho, học Khổng Tử, học Tam tự kinh, học Tứ thư, Ngũ kinh, học về Lão Tử,... bình phẩm các tác phẩm hán học. Đại danh thơ xứ này cũng chỉ họa thơ lục bát bằng cốt truyện của tàu.
Đất nước chả có nỗi một nhà khoa học biết xây cầu cho xe ngựa chạy. Thuyền chỉ di chuyển bằng sức người. Ruộng lúa vỡ đất cũng chỉ cậy sức trâu, bò…ánh sáng được thắp ban đêm chỉ bằng đuốc, bằng đèn lạc, bằng ánh lạp. Thời ấy mà khoa học chỉ tầm súng thần công. Nghe nói thời gì đó có nỏ thần, nắn ra phát chết vài trăm tên, giống như đạn chài mà cũng không giữ được vì mê gái mà để cho Tàu nó cướp mất. Mượn vũ khí của rùa thần ở Hồ Hoàn Kiếm làm sao mà để nó đòi lại. cho đến nỗi ngày nay nghe Tàu đánh rắm cũng chạy mất dép, mặt mày xanh như đít nháy!
Đàn ông chỉ giỏi mỗi tài chem gió, khoe mẽ. Đi nhậu thì cố lết mâm trên ăn đầu heo. Nhậu say, tay nải, tay xách về cho lũ vợ chờ ở nhà. Nghe đâu phong tục này vẫn còn ở xứ đàng ngoài thời nay. Đến nỗi mà đi đám chỉ tranh thủ chia nhau hốt quà bánh đem về!
Chết xong thì chôn tạm bợ. Ba năm sau móc lên cho cả họ hàng ngửi xác thối rồi mới chôn lại vĩnh viễn. 
Đã thế lại có thói gia trưởng, đánh vợ giỏi hơn đám ngoại bang mọi rợ. Gặp gì cũng chê cho là đách bằng xứ tao. Cử sứ đi nước ngoài về nói thấy đèn treo ngược, cả xóm cùng cười chế giễu xứ tây ngu hơn xứ ta. 
Ngoại lớn lên thì kháng chiến về. Là phận gái, ngoại cũng phải chống chèo trong bão tố chính trị. Ngoại ngày ngày nấu cơm nuôi đám đàn ông bàn chuyện quốc sự. Nhận nhiệm vụ giao liên, thư từ, chọc ghẹo đám lính ngoại bang để bọn đàn ông vượt rào ném lựu đạn rồi lẫn như chạch. Chúng thấy sau khi bị khủng bố chỉ toàn người già và đàn bà con nít!
Ngoại kể ngày xưa có chú bảy Mít dân miệt trên thích ngoại lắm. Chú vốn dân nhà nông răng vẫu, mồm chua loét khói thuốc lào. Cả đời chẳng thấy chú đánh răng. Hai hàm răng của chú lưa thưa như vườn rộng nhà lão Tú Xương. Được cái ăn khỏe như trâu cày. Cứ sau mỗi bữa cơm nhà ngoại là chú kéo liền tù tì 6 bi thuốc lào. Xong ngã uỵch ra đất như thằng say. Mắt lơ mơ khói thuốc lào nhìn ngoại thèm thuồng dâm đãng. Ngoại bảo hồi cải cách ruộng đất chú nằm trong đội cải cách nên con gái đám nhà địa chủ chú xơi hầu hết.
Phận con gái, và cũng là nhiệm vụ chính trị, ngoại đành cắn răng chịu đựng những trò tiêu khiển dâm đãng của chú. Một hôm chú bảo ngoại rằng. Tui vào công tác xứ này đã lâu mà chưa có công trang chi. Nay cái đồn  đầu làng có mấy thằng thấy ghét. Mỗi lần thấy nó chào hỏi em là tui không ưa nổi mà. Nó giả bộ lịch sự vậy chứ gian ác lắm. Nay tui muốn diệt chúng nó để lập công. Việc này một mình tui không xuể. Chi bằng đồng chí tiếp cho một tay thì hay biết mấy!?
Em phận đàn bà con gái, tay không làm sao bắt giặc!? Rồi chú Bảy Mít bày cách cho ngoại. Đêm đó ngoại gánh phân bắc đi bón cho đám rau muống để nuôi cán bộ. Ngoại bảo; Thời ấy nghèo khó chi lạ chi lùng. Gánh phân bắc mà tưởng đang gánh phân của trâu bò. Phân chỉ có màu xanh của rau cỏ, của mùi ngai ngái ruộng đồng như phân trâu cày!?
Khi xong việc ngoại về ngang đồn của của đám lính ngoại bang. Đồn hôm nay có tay trưởng đồn mới về phụ trách nên đám lính tổ chức ăn uống tưng bừng.
Ăn uống no say chúng đi đái thì gặp ngoại, ngoại rủ chúng vào trong làng chơi. Bọn tây vốn lịch sự nên đi theo ngoại, đi ngang ổ phục kích của chú Bảy Mít thì đồng đội chú xông ra bắt.
Đêm đó Chú Bảy Mít hành quyết hết đám lính. Bọn trong đồn nổi điên đi càn quét khắp làng để tìm xác lính. Chú Bảy Mít trốn mất. Chúng bắt ngoại và lũ làng về để tra vấn. Sau nhiều ngày không được chúng đành thả ngoại và mọi người!
Sau chiến công vang dội này, chú Bảy Mít báo cáo lên cấp trên thành tích ngoại tay không bắt giặc nhờ có chỉ đạo mưu lược của chú. Tiếng lành đồn xa. Trong toàn quân học tập theo gương ngoại. Ngoại được vinh dự gặp đầu lĩnh trong hang. Riêng chú Bảy Mít được phong làm trợ lý quân sự cho tổ chức!
Hôm về thăm ngoại, ngồi nghe ngoại kể câu chuyện này mà nó tự hào vô cùng. Ngoại kể về những người đàn ông đi qua đời ngoại. Về những kẻ khốn và cả những người tình thư sinh, những anh học trò nghèo thấy ngoại lòng ngơ ngẫn. Đám lính ngoại bang xa nhà yêu ngoại ra sao!?
Ngoại bảo những cuộc tình đẹp, thơ mộng, dịu dàng pha lẫn chút khờ dại chỉ đến như cơn gió thoảng làm mát lòng người trong chốc lát. Để rồi khi qua đi khiến ta nuối tiếc và hoài vọng. Kẻ khốn sẽ là những đứa ta gắn bó nó lâu dài. Kẻ khốn thường ma mãnh để tồn tại. Gã khờ thường mộng mơ và trả giá cho những điều phiêu lưu ảo vọng!?
Ngoại nhớ lại từng chi tiết. Đôi mắt to mang đầy nỗi u hoài chất chứa hằng bao kỷ niệm buồn và thương đau. Hận thù, sợ hãi và cả những ô nhục ê chề.
Đôi mắt giờ đã mờ trong màn sương khói thời gian. Đôi mắt đôi lần sáng lên cùng ký ức đẹp. Khổ đau trầm uất khi sự sợ hãi và ma mị kéo về. Nó nhìn ngoại, hình dung chú Bảy Mít-tay nông dân lười biếng thổ tả gặp thời, Ông ngoại Tôm-gã đá cá lăn dưa ngoài chợ đồng xuân giác ngộ. Người ta nói quăng dao thành phật. ông ngoại tôm cũng đã và đang như thế. Có điều lạ lẫm những tín hữu của ông không phải là Anan, không phải là Ca diếp,…mà là những kẻ vượt lên trên cái tôn giáo tầm thường đó để trở thành một tôn giáo dị thường. Cả gia đình nó cũng là tín hữu thuần thành. Đam mê thú vui nhục dục, thú vui vật chất, và cả danh vọng hảo huyền! Cùng với đam mê sức mạnh thống lĩnh thiên hạ!
Cái tôn giáo dị thường ấy đang ngợi ca bà ngoại nó-Người đàn bà tay không bắt giặc. Thì thầm trong mơ ngủ:
Riêng chú Bảy Mít sau chiến công đó thì tổ chức đám cưới với ngoại. Sống với ngoại đâu được năm hôm. Chú đi qua làng bên để tán gái thì dẫm phải mìn chết mất xác. Ngày nghe tin chú Bảy Mít chết lòng ngoại nhẹ như trở về với cõi thiện.
Một ngày nọ ngoại gặp ông, cũng là tay láu cá ngoài chợ Đồng Xuân. Ngoại gá thân cho gã. Vốn là chỉ huy biệt động thành khét tiếng gan dạ, chuyên nhập đồn để giết người, chôm vũ khí.
Ngoại có mẹ với lão Tôm. Ngoại Tôm đi đêm có ngày gặp ma. Ngoại Tôm chết khi đang mò vào đồn bị chúng bắn. Nằm chết, người vắt qua hàng rào kẽm gai.
Giờ ngoại già lắm rồi. Khi nhắc chuyện ngoại tay không bắt giặc, nó thấy đôi má nhăn nheo của ngoại ửng hồng. Đôi mắt-hố sâu trầm tích khẽ phun trào dòng nham thạch pha lẫn mùi tử khí của ngôn từ!




Không có nhận xét nào: