Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Cha "Tôi"

Ông nội tui có ba người con, quê ông nội tui thuộc vùng bắc trung bộ. Hồi đó ông nội tui cũng ráng học hành để mong đỗ đạt ra làm quan. Ngặt cái, vốn đầu óc ông nội không được thông minh lắm. Cha tôi kể, mỗi lần học chữ nho là ông nội cứ chửi um lên “Cái thứ chữ gì kỳ quặc toàn que là que”. Nhưng vì ông cố rất hung dữ nên ông nội phải cắn rắng mà cặm cụi nhét cái thứ kỳ quặc ấy vô đâu. Nước chảy đá cũng mòn mà. Thi tới thi lui nhiều lần ông cũng đỗ được cái học vị vớt là phó bảng.
Khi ông nội đỗ đạt thành tài, cụ cố nhà tôi mừng rỡ. Cha bảo, lúc đó cụ cố cho giết nguyên con chó vừa là chủ tịch vệ sĩ kiêm giám đốc vệ sinh phân bắc của nhà tôi để đãi dân làng với rượu nút chuối. Hồi ấy dân trong làng hay ỉa đồng. Ỉa đồng có cái hay là vừa mát đít lại có thực phẩm nuôi chó, thậm chí họ còn chả thèm chùi đít. Ỉa xong cứ chổng khu bảo con vện liếm, cảm giác sồn sột lạ lắm. Liếm xong kéo quần lên đi tán gái thiệt hết í! Chó xơi phân băc lớn lên thịt chó rồi lại ỉa ra nuôi chó tiếp. Cái vòng tròn sinh thái người-phân người-chó-người ấy mà nuôi cái làng cái xóm ông tui thành danh phận không đấy!
Nhiều lần chạy lên chạy xuống để lo lót quan đầu tỉnh, cuối cùng ông nội cũng được bổ nhiệm cái chức quan be bé, làm cai quản đám tù tham nhũng vặt và ăn trộm vặt ở cái huyện nghèo kiết xác. Vốn ham chơi lại thích uống rượu, ông chả lo gì chuyện vợ con, ông nội hầu như ngày nào cũng say sỉn. Nhiều khi vừa nhậu vừa làm việc công, ông nội có tính thích xem lính lệ đánh người phạm tội. Vừa xem lính lệ đánh phạm nhân vừa uống rượu .
Có lần ông bảo lính lệ đánh anh phu xe trộm gà của bà nội đến chết. Nghe nói, hôm đó má của anh phu xe bị bệnh mà không có tiền đi viện nên anh phu liều mạng trộm con gà mái dầu của bà nội. Con gà mái dầu mà ông nội định bụng chiều nay sẽ thịt để làm mồi đãi quan lớn về thăm chỉ đạo công tác nhậu.
Chuyện anh phu bị đánh chết lên tai quan tỉnh khiến ông nội bị mất luôn chức quan. Dân làng tôi có cái lệ khi đi làm ăn xa mà nghèo quá hay thất bại thì họ chẳng bao giờ quay về làng vì cái tính sĩ rất cao. Họ chỉ quay về khi giàu có vừa để khoe khoang cái sự thành đạt, làm nở mặt nở mày dòng họ. Ông nội cũng không ngoài cái lệ ấy. Sau khi bị cách chức quan, ông bỏ xứ đi biệt luôn. Ngày ông cố chết có kêu về chịu tang nhưng phần vì xấu hổ, phần vì không có tiền nên ông cũng không về.
Dân làng tôi hễ bỏ xứ đi thì xuôi nam. Phần vì vào trỏng dễ kiếm sống. Hơn nữa dân nam hiền lành ai đến cũng cưu mang. Ông nội bỏ cả vợ con, một mình vửa đu tàu hoả, vừa khi đi nhờ thuyền ghe vì chả có tiền mua vé, lang bạt kỳ hồ khắp sông nước miền tây. Vào trong này ông nội khoái lắm vì dân miền tây nhậu như cái hũ chìm hạp với tính ông.
Nghe nói ở cái xứ Hoà An, Cao Lãnh trồng thuốc lá đất đai trù phú, dân làng thích nhậu và tốt bụng nên ông nội kiếm miếng đất dựng cái lều mở phòng mạch hốt thuốc bắc cho dân trong vùng mua về ngâm rượu. Thuốc bắc của ông nội toàn ba thứ vô bỗ nhưng được cái ngâm vô có màu dễ uống. Dân làng chủ yếu hốt thuốc về ngâm rượu, trả công cho ông khi thì chai rượu đế, con khô để ông nhắm rượu.
Hồi học đại học, tôi có về đây thăm mộ ông, mộ của ông hồi đó tum hum, sè sè nắm đất bên đường như mộ Đạm Tiên, nhưng nhờ cha tui làm lớn nên giờ được sửa sang to như cái lăng của Lenin vậy đó. Về đây tui gặp chú Bảy Hồng làm nghề sửa máy đuôi tôm Gia đình chú bảy Hồng là người cho ông nội tôi cất chòi hốt thuốc ngâm rượu. Chú bảy Hồng nhậu dữ lắm. Chú bảo, cha tao hồi đó nhậu với ông nội mày mỗi ngày. Tao được sai chiết rượu cho cha và ông nội mày nhậu. Mỗi lần chiết rượu ra chai là tao xơi một cốc, riết rồi đô lên chả thua gì ông nội mày.
Nhà chú có nhiều bằng khen của các đời thủ tướng, chủ tịch nước treo la liệt trong nhà vì đã có công cho ông nội tôi tá túc và mua thuốc bắc để ông có tiền làm kế sinh nhai. Nhưng công lao lớn nhứt của gia đình chú bảy Hồng là đã chôn cất ông nội tui đàng hoàng. Nhắc đến mấy việc này chú Bảy Hồng tự hào lắm. Biết tui là cháu đích tôn nên chú mừng lắm. Đêm đó nhậu với chú say đến nỗi tui đái ra cả quần.
Sau khi ông nội tui bỏ nhà đi biệt tích, bà nội buồn tình bệnh rồi mất. Cha tôi phần có gien dốt của ông nội nên học hành cũng chả ra làm sao. Nhưng tánh cha lại thích làm thơ, viết báo. Nhiều bài viết của cha đọc nghe nó ngang ngang sao ấy. Thơ thì chôm của người ta về bảo với cả nhà là do mình sáng tác. Chữ nghĩa của cha cũng thuộc dạng lèm nhèm. Trước khi cha chết có viết lại bản di chúc.Viết cái gì mà ta nói nó sai chính tả quá trời, bôi xoá lung tung. Bản di chúc viết khó đọc đến nỗi mấy anh con lai Tàu, Lai Nga đọc hoài cũng không hiểu nên đến giờ, đại gia đình tui cũng chẳng biết ông cụ viết cái gì trong đó!?
Về sau phần vì nghèo, phần vì mồ côi mẹ nên không có tiền để theo đuổi việc học nên ông có làm đơn gửi cho ông đốc học người Pháp để xin vào học miễn phí ở trường thuộc địa, nhưng bị từ chối vì đơn viết sai chính tả nhiều quá.
Bị từ chối nên cha buồn tình mò vào nam xuống bến nhà rồng lang thang làm chân bốc xếp hàng trên cảng Khánh Hội. Mà bốc xếp thì được phép lên tàu nên những lúc trời mưa tàu đóng nắp hầm cha vào cabin trú mưa. Nhờ biết tiếng pháp võ vẽ mà cha lân la làm quen với đám thuỷ thủ tàu Like Touch xin một chân làm phụ bếp trên tàu. thấy tính cha hiền lành lại rành phong thổ đất sài gòn, nhứt là cái khoản dẫn gái cho thuỷ thủ nên tụi nó nhận ông.
Công việc của cha tôi là rửa rau, nhồi bột làm bánh mì, rửa chén đĩa cho đám thủy thủ. Cũng may là ông rửa bát sạch nên không bị đánh chết! Tối thì dắt gái về cho thuỷ thủ xả hàng.
Ngày tàu rời cảng nhà rồng lên đường sang pháp để nhận hàng cha được phép đi theo. Trong giới thuỷ thủ có một câu nói rất hay “Thuỷ thủ mỗi bến mỗi vợ”. Cha tôi được cái rất máu gái, tới đâu ông cũng có một bà, Paris thì có vợ pháp. Có một giai thoại về cha rất hay. Hồi đó mùa đông Paris lạnh lắm, tối ngủ phải có cục gạch nóng ôm cho đỡ lạnh, nên ban ngày cha tôi phải đem cục gạch sang lò bánh mì cạnh nhà để bên lò nướng, tối về ôm cục gạch để xua đi cái lạnh giá mùa đông Paris đầy tuyết rơi. Sau này khi cha chết, mấy anh nhà tôi có sang khu phố đó để tìm lại cục gạch về làm kỷ vật của cha thì gặp bà đầm Pháp, bà lão hỏi mấy chú tìm cái gì. Sau khi nghe mấy người anh nói lý do, bà cụ chỉ vào mình và bảo “cục gạch đó là tui nè!”
Tàu Like Touch qua Nga thì ông có một bà vợ Nga. Bà má Nga của tui đẻ cho cha tui cả đống con lai Nga. Sau đó tàu sang Hồng Công ông lấy bà xẫm người dân tộc Choang, mối tình này bền bĩ và kéo dài nhất đời ông. Ở với bà này ông có nhiều con nhất.
Phần lớn mấy ông anh lai tàu nhà tui nắm quyền chi phối hết trong nhà. Mấy ảnh muốn làm thì làm, chả thèm hỏi ý kiến ai. Có mỗi cái nhà thờ họ mà nhiều khi mấy ảnh còn dám đem sổ đỏ để thế chấp vay tiền về đánh bạc. Nghe đồn, kỳ rồi ông ngoại Tập qua bảo là đám xã hội đen cho mấy anh vay tiền, đòi xiết nợ lấy nhà đó!?
Ngày cha về nước, cha dắt theo cả bầy con nửa Tàu, nửa Nga. Mấy ông anh này về sau chả làm gì, chỉ được cái giỏi nói. Phần vì là dân lai căng nên gốc gác chẳng rõ ràng. Sống ở việt nam mà mấy anh lai Nga hễ làm cái gì cũng nói là làm cho nước Nga. Anh Lai Tàu thì bảo làm cho Trung Quốc. Anh em trong nhà mà cứ đánh đấm chửi bới suốt. Đặc biệt là mấy ảnh hay gây gổ với đám con người việt thuần của cha. Mấy ổng còn bảo tao đánh tụi bây là đánh cho Trung Quốc, quê cha đất tổ tao.
Gia phong nhà tui dạo này nát lắm, mấy đứa con lai Nga của cha có phần lép vế hơn mấy anh lai Tàu, vì nghe đâu má nga bây giờ nghèo lắm. Mấy anh xin miết mà má Đầm Nga hổng có tiền cho. Riêng bên ngoại của mấy người con lai Tàu thì giàu dữ lắm. Muốn ngửa tay xin tiền là có. Vừa rồi ông ngoại Tập qua thăm, còn cho cả ngàn tỉ tiền mao tệ xài chơi. Có tiền nhìn mặt mấy anh lai Tàu cứ vênh như cái bánh đa, thấy mà ghét!
Mấy ông anh con lai tui bảo, trước phúc lâm chung cha muốn nghe câu hò xứ Choang. Và nghe đâu cô y tá người Phúc kiến đã hát cho cha nghe bài “người đến từ triều châu”. Nghe xong bài này ông cụ mãn nguyện, nhoẻn miệng cười rồi nhắm mắt xuôi tay , hồn bay lên trời về với cụ Mác, cụ Lê .
Vì là cha chung nên khi cha mất mấy anh con lai nhà tui cứ đùn đẩy nhau việc chôn cất cha. Chẳng ông nào chịu làm, cuối cùng mấy ổng bàn nhau xây cái nhà, đưa xác ổng vào đó rồi từ từ tính. Rồi cái nhà cũng làm xong. Từ đó chẳng còn ai thèm quan tâm chuyện chôn cất cha, buồn thay đám con lai bất hiếu!
Ngộ một điều là từ khi cha chết, đám con cái của cha ngày càng nghèo kiết xác. Vừa rồi nhà có chuyện cần tiêu tiền mới vỡ ra chả còn xu nào, cả nhà quáng quàng lên chạy đi vay chút bạc của đám xã hội đen bên nhà ông ngoại Tập.