Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Tễu Việt: XEM LẠI TẬP TRANH: MƯU SÂU HỌA CÀNG SÂU

Thời xưa gan dạ anh tài
Thời nay sao nhũn như loài chi chi.
Tễu Việt: XEM LẠI TẬP TRANH: MƯU SÂU HỌA CÀNG SÂU: Mưu sâu họa càng sâu! Lời dẫn của Du Tử Thành:   Hôm qua trên đường lang thang, tình cờ mình kiếm được tập tranh biếm họa "Mưu sâu họ...

Ròm xem tin tức --bài viết ... - Lầu 1: Khi tàu+ trở mặt thì hồ chí minh bị lật mặt nạ với...

Ròm xem tin tức --bài viết ... - Lầu 1: Khi tàu+ trở mặt thì hồ chí minh bị lật mặt nạ với...: CHINA NEWS - "Ma Quỷ" HO CHI MINH CÓ VỢ LÀ TĂNG TUYẾT MINH - Evil Ho Chi Minh Once married to Tang Tuyet Minh! Lưu ý b...

Tiệm chạp phô ông "Chệt" đầu làng.

Hồi ba mươi tháng tư năm 1975, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn vào hồi chung cuộc tạm thời. Những người anh em miền bắc hân hoan tràn vào phố thị. Hàng loạt các cuộc chơi mới bắt đầu. Ông già đi cải tạo tư tưởng. Hàng ngày có chú bộ đội đến nhắn bảo với mẹ-thôi chị liệu mà tính đường trả nhà, về quê sinh sống. Chừng nào chồng chị cải tạo tốt trở về đấy cày cuốc, lao động cho nó vinh quang. Nhà cửa của cách mạng thì trả lại cho cách mạng quản lý!
Mẹ gắt: "mấy ông đuổi tui ra khỏi nhà thời điểm này, lấy chỗ đâu tá túc, rồi làm gì kiếm sống, con cái nhỏ nhít cả lũ. Thằng lớn nhất chỉ mới 10 tuổi. Gì thì cũng phải đợi chồng tôi ra tù chứ!?" 
Ngày ba cải tạo tư tưởng trở về. Cũng là lúc chú ấy đến thường xuyên, hù doạ đủ kiểu. Ba mẹ thấy bất ổn nên đành lòng ký giấy trả nhà, thu dọn đồ đạc về quê ngoại ở Sa Đéc.
Ngày ấy ông ngoại có cái nhà to đùng ở số 1 Trần Phú hiện giờ. Cái nhà ấy, nay thì mấy người con của mợ hai ở. Ngoài ngôi nhà này ông ngoại còn để lại một mảnh vườn cây trái ở làng Tân Hiệp. Ba hết thời làm thầy giáo, đành về miếng vườn vỡ đất khai hoang. Hồi mới về đây mình thích lắm. Con nít biết quái gì thời cuộc. Về quê thấy cá nhiều. Tối ngày chỉ biết lang thang ngoài đồng để bắt cua ốc. Học hành cũng chả thèm quan tâm. Thích sông nước. thích bắn chim, cắm câu, săn chuột,...cuộc sống đối với mình thời đó quả là thiên đường!? 
Lúc mới về làng Tân Hiệp, muốn qua làng phải đi qua một con đò. Ơn trời nhờ có cách mạng mà làng mình mấy mươi năm nay vẫn còn đi đò ngang thơ mộng! Hồi xưa dân trong làng gọi đò này là đò Xẻo Vạt-bến Tân Bình, đò An Tịch bến làng An Tịch. Từ Quốc lộ 80, qua đò thì làng đầu tiên mà thằng nhóc như mình mục sở thị là làng An Tịch. Ngay đầu làng An Tịch là trường tiểu học An Tịch. Ngôi trường nhỏ xíu mà sau mấy mươi năm lăn lộn trở về nó vẫn còn nguyên hình nguyên dáng thuở nào. Trường ấy, nay được đổi thành trường An Hiệp 1. 
Cạnh trường có tiệm chạp phô của ông lão già người Hoa. Theo một số nghiên cứu xưa, mấy tiệm tạp hoá này được gọi là điếm, nhưng do người việt đọc trại thành ra tiệm?
Hồi  nhỏ khoái nhất là được bà già sai đi ra tiệm ông Tàu mua đồ. Con nít thời ấy, bước chân vào mấy tiệm này chỉ có mà mê đến chết vì thèm thuồng. Tiệm chạp phô ông tàu già bán đủ thứ trên trời dưới đất. Thứ gì dân quê cần thì trong tiệm ông tàu điều có.Từ cây kim, sợi chỉ, tim đèn huê kỳ, dầu lửa, đá lửa, hột quẹt lửa, nước mắm tĩnh, thuốc trị đau bụng, tiêu chảy, nhức răng,.....chi chi ông tàu điều bán tất. Hồi ấy dân trong làng ai ai cũng nghèo. Việc mua đồ tiêu dùng tủn mủn chỉ cần ra tiệm chạp phô ông Tàu Già. Đem hôm khuya khoắt, trong nhà lỡ có cớ sự gì xách đèn bão, gõ cửa tiệm chạp phô ông tàu già đều vui vẻ mở cửa tiệm. Gặp tình cảnh thắt ngặt ông cũng cho thiếu. Nhiều người nghèo quá không tiền trả ổng cũng ngó lơ chả thèm đòi.
Dân quê thiệt tình không có tiền trả nên mỗi lần có việc phải đi ngang nhà ổng, nón lá đội xùm xụp, rảo bước thiệt nhanh. Đôi khi bị ổng phát hiện gọi vào bảo " Nị có tiền thì trả cho ngộ, không có thì thôi. Nếu cần gì nị cứ ra đây, ngộ pán choa!" Dân trong làng, thi thoảng cần sắm sửa lớn mới đi đò dọc hoặc đi bộ ra chợ tỉnh ngoài Sa Đéc! 
Ông Tàu già có người con gái duy nhất. Sau này ông mất đi, bà nối nghiệp cha tiếp tục duy trì tiệm cũ. Bà Tàu sau này cũng có đứa con gái cỡ tuổi mình, xinh ra phết! Nghe đâu tiệm của ông tàu già đóng cửa hồi thập niên 90. Mấy chục năm nay bỏ làng đi kiếm sống nên cũng chả biết đứa cháu ngoại gái xinh xắn ngày xưa của ổng giờ ở nơi đâu! Hông biết hồi nhỏ khoái đi tiệm ổng có phải vì cô cháu gái nhỏ!? Thiệt tình buồn.
Ấn tượng con nít của mình thời đó là mấy hủ xí mụi, kẹo me, đường phèn, mấy viện đạn culi,... Thường thì bà già sai đi mua dầu hoả, tim đèn, muối mắm linh tinh. Tiền đưa cho con nít mua đồ cũng đã được đong đo cân đếm cẩn thận. Bởi thế mua đủ theo cái "shopping list" thì cũng nhẵn túi. Nuốt nước bọt đánh ực chào ông Tàu ra về sau khi đã mua xong hàng là chuyện thường tình. Hôm nào mua khá khá đồ trong tiệm của ổng, ổng mở hủ xí muội móc cho một cục. Mừng lắm, bỏ vào mồm mà chỉ dám ngậm nhè nhẹ cho nó....lâu tan. 
Ngoài bán tạp hoá, ông Tàu Già còn kê mấy bàn banh  làm chỗ chơi cho con nít trường An Tịch cạnh bên.
Mỗi lần mua đồ của ông Tàu già mình thích nhìn cái máy tính cỗ của ổng. Cái máy tính đen thui, lên nước đen bóng nhẫy, nhất là mấy con tính bằng gỗ. Mỗi lần làm phép cộng nhân trừ gì đó. Ông Tàu già búng ngón tay mấy hạt gỗ đen lách cách, giòn tang. Mình phục ổng lắm!
Người trong làng ai cũng quen thuộc tiệm chạp phô của ông. Không ai trong làng có ác ý gì việc ông bán đồ mắc rẻ ra sao. Hồi đó không có khái niệm đồ giả. Muốn thứ gì cứ ra nói và lấy về xài. Mẹ mình nói chổ tiệm ông già Tàu bán cũng không đắc gì mấy so với tiệm lớn ở chợ tỉnh. Có điều là mua bao nhiêu ổng cũng bán. Có tiền ít mua ít, tiền nhiều mua nhiều!
Đận trước "giải phóng", khắp nam kỳ lục tỉnh hầu như làng nào cũng có một vài tiệm chạp phô của người Hoa. Sau này người Kinh học hỏi cách thức buôn bán của họ nên dần dà thay thế vai trò đó! Giờ đố tìm đâu ra bất kỳ làng xã nào còn cái tiệm chạp phô người Hoa thuở nào!!!???
Ngày nay hình thức buôn bán này được duy trì và phát huy mạnh trở lại. Đặc biệt là ở các vùng dân tộc ít người. Duy chỉ có điều khác biệt là các điếm này do người Kinh làm chủ. Họ cũng bán đủ thứ trên trời dưới đất, đồ thật, đồ giả đủ thứ lung tung. Thậm chí họ bổ hàng của các cơ sản sản xuất bất lương, hàng kém chất lượng rồi đem về bán cho các vùng dân tộc nghèo nghèo với giá đắc, lừa đảo. Việc buôn bán, trao đổi có thể là tiền mặt, bán chịu, hoặc hàng đổi hàng,...từ bán rượu đế đểu( rượu vừa đi vừa nấu), đồ gian, đồ giả, mua một bán mười.
Thời ở Đà lạt, đi vào trong vùng người dân tộc, mình lang thang các điếm này thấy họ bán khô cho người cho Kơ Hor ăn chẳng khác gì cá khô làm thức ăn gia súc. Khô thì mặn chát, thịt cá mũn như bột. Rượu đế không biết nấu bằng cách chi. Uống vào say như thằng chết, nhức đầu cả ngày hôm sau chả hết. Gạo thì cũ, mốc meo. Giá cả thì bán trên trời.
Báo chí cũng đã từng đăng một vụ lùm xùm của một nhóm người Kinh nào đó lợi dụng các chương trình đền bù tái định cư dự án thuỷ điện của người dân tộc. Họ lên đây dụ dỗ cho vay nặng lại, bán trả chậm các phương tiện nghe nhìn, xe máy, hàng tiêu dùng,.. với giá cắt cổ. Khi người dân nhận tiền đền bù thì họ bắt đầu xiết nợ. Có người thậm chí vừa ôm tiền ra khỏi ngân hàng là họ nhào tới giật. Sự việc nghiêm trọng đến nỗi công an phải áp tải họ về nhà để tránh mấy tay người kinh lưu manh thu hết tiền! 
Ngẫm câu chuyện thời nay thấy cái tình của ông chệt già ở tiệm chạp phô làng mới cao thượng và đáng yêu làm sao! Con người dẫu có nguồn gốc từ đâu chẳng quan trọng. Điều quan trọng là con người đó sống trong lòng xã hội nào? Xã hội lành mạnh, trật tự, tôn ti pháp luật được đề cao, nền giáo dục nhân bản, lấy con người làm gốc. Ai cũng sẽ khiêm nhường khép mình vào khuôn khổ nhân văn. Xã hội tha hoá từ nóc thì đám dân đen bất lương cũng sẽ theo tấm gương tha hoá ấy mà tàn hại lẫn nhau! 
Mỗi lần trở về làng cũ. Đi ngang mảnh đất xưa một thời từng là tiệm chạp phô của ông tàu già những ký ức xưa lại về! Ừ mà tại sao chúng ta không yêu thương nhau vì chúng ta là đồng loại. Các xung khắc chủng tốc, phân biệt kỳ thị vùng miền, màu da, địa lý, ranh giới, lãnh thổ của con người hiện tại có phải từ nền tảng kích động hận thù từ thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan của mấy tay làm chính trị yếu kém và độc tài!?
Nhân loại khổ đau này sẽ còn chứng kiến triền miên tận những xung đột lãnh thổ quốc gia. Hãy để trò chơi bẩn thỉu và tàn bạo đó cho mấy nhà chính trị. Còn chúng ta, những con người không danh nghĩa hãy đứng ngoài cuộc. Hãy đừng hận thù vì tôi là... và vì anh là..., vốn được những nhà chính trị hám lợi định danh khiên cưỡng cho các nhóm nhỏ con người!