Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Nụ hôn thoát tục.

Trong rất nhiều câu chuyện cổ về chuyện bếp núc của các thiền sư đắc đạo, có một câu chuyện khá thú vị kể về việc một nhà sư vi phạm giới luật cõng gái qua sông. Đây là câu chuyện điển hình chấm dứt suy nghĩ sẽ thấy được chân lý. Câu chuyện đại loại như vầy. Có hai vị chơn tu còn trẻ đang trên đường hành thiền, vừa đi vừa thiền. Một ngày nọ khi đi gần đến một khúc sông rộng. dòng sông nơi đây nước chảy xiết. Họ bắt gặp một thiếu nữ trẻ đẹp đang đứng loay hoay mãi bờ bên này mà không biết cách chi sang sống. Trời thì đã về chiều, cô gái dường như sắp bất khóc. Vừa nhác thấy bóng dáng các vị sư xuất hiện, cô gái mừng rỡ yêu câu hai vị sư giúp. Cô gái lên tiếng:

-Liệu hai vị đây có thể giúp cõng thí chủ sang sông được không? Chỗ này dòng sông chảy xiết vì dốc, em đây phận nữ nhi một mình chẳng dám qua sông. Nếu đêm nay phải ở lại đây một mình chờ thuyền, e rằng giữa rừng thiêng nước độc có mệnh hệ gì sẽ làm cha mẹ già ở nhà lo lắng! Nghe xong vị thiền sư lớn tuổi hơn bèn ghé vai vào cõng cô gái sang sông trong ánh nhìn đầy kinh ngạc của vị sư tiểu đệ. Khi qua đến bờ bên kia vị sự này thả cô gái xuống và tiếp tục đi xem như không có chuyện gì xẩy ra.

Lại nói về sư đệ, gã vừa đi vừa nảy sinh bao điều thắc mắc trong đầu. Trong lòng gã luôn tự hỏi làm cách nào mà vị huynh trưởng lại dám vị phạm giới luật một cách sổ sáng thế kia? Chưa nói đàng này lại là cô gái đẹp tràn đầy sức sống. Nét đẹp có thề làm quyến rũ bao đạo hạnh sụp đổ dưới chân nàng! Lòng khôn nguôi dậy lên bao câu hỏi và kết án vị sư huynh kẻ đã phá tục phẩm hạnh tu hành. Vừa về đến cổng thiền môn, bao nhiêu dòn ứ bùng lên câu hỏi thắc mắc của lòng mình, gã bèn hỏi trong bực dọc:

-Thật không tài nào hiểu nỗi sư huynh lại dám vi phạm giới luật mà sư phụ chúng ta đã đặt ra, đó là chung đụng với người khác giới. Nghe xong vi huynh trưởng bèn cười lớn và hỏi ngược lại vị sư đệ:

- Ơ! cái cô gái mà ta nhớ là đã thả xuống ở bờ sông rồi sao giờ đệ còn cõng cố gái ấy về tận chốn thiền môn? Nghe xong vị sư trẻ hoát nhiên đại ngộ!

Nghĩ về câu chuyện thiền thú vị này bỗng chợt nhớ đến câu chuyện gần đây. Câu chuyện về nụ hôn của Đàm ca sĩ khuyến mãi kèm theo cho ai mua chai tây tửu của Đàm ca sĩ với giá khởi điểm 20 triệu. Điều trái khoái là người nhận màn khoá môi điệu nghệ khuyến mãi tràn đầy trần tục trên lại chính là hai vị tỳ kheo còn trẻ, sau khi đã tham gia đấu giá thành công với giá chốt 55 triệu. Trái khoái hơn nữa là người ta tự hỏi vì sao nhà tu lại đi đấu giá mua rượu, bởi đây là một trong điều luật cấm nghiêm ngặt nhất của đạo phật. Rõ ràng để có thể giải thích khả dĩ các trái khoái này, duy nhất câu trả lời ở đây là pháp nạn của quá trình tu tập. Càng gặp nhiều pháp nạn, càng di hành tiến tới chánh quả càng nhanh. Trong tu hành chấp nhận thất bại, tức phải xem các pháp nạn là điều kiện cần và đủ để sớm giác ngộ về cõi phật!!!

Từ câu chuyện nụ hôn trên mình thấy các vị tì kheo ý thực chất chỉ là các pháp nạn mà họ gặp phải trong quá trình tu tập mà thôi. Nó giống như câu chuyện của các vị bên bộ chính trị thế thôi. Mong muốn này kia coi cũng hoành tráng thế nọ kia. tuy nhiên khi bắt tay vào làm thì sai lung tung. sai thì sửa, sai tới đâu sửa tới đó, sửa không được thì nghẹn ngào khóc lóc xin lỗi dân rồi làm lại. Làm lại nếu mà sai nữa thì sửa tiếp, sửa không được cũng lại lên truyền hình, loa làng khóc tiếp. Dân vốn bao dung chẳng hề chi. Càng sai nhiều càng tích luỹ nhiều kinh nghiệm mai mốt biết đường mà tránh không sai giống cái cũ mà sai cái mới cứ thế, cứ thế sai sửa dài dài, sai sửa từ thế hệ này sang sai sửa thế hệ nối tiếp, nói chung là vẫn vô tư trong hành trình đi đến thiên đường là tầng tầng... nấc nấc... thang sai sửa, có điều trong cõi tục ni, nấc thang ấy hơi ngược lại!

Pháp nạn của hai vị tỳ kheo cõng rượu thời nay bao gồm các bước như ri. Pháp nạn thứ nhất là tu hành mà còn nghe lời cám dỗ của quỷ đi mua rượu. Mua được rượu rồi còn cho cái tay trần tục Đàm ca sĩ hun hít thiệt là ác chiến con gà thiến. Pháp nạn thứ ba là giờ đã quá nỗi tiếng, nên việc hành tu e cũng khó mà trở lại như xưa. Pháp nạn bốn là bị sư phụ hiểu lầm phá giới nên cấm túc ba tháng, mà thôi kệ có rượu tây bị cấm túc hỏng chùng hay biết đâu!? Nhẩm xà cũng là hình thức thiền của các vị thiền sư ngày xưa đó! Pháp nạn cuối cùng là có quá nhiều phật tử làm nghề truyền thông thay nhau cõng rượu về bỏ chốn thiền môn. Hay za, phen này dẫu có muốn quên đi mà nó cứ chình ình thế kia liệu có quên!?

Ngày xưa cái mai là chưa có truyền thông như thuở giờ. Câu chuyện sư cõng gái cũng chỉ là truyền miệng. Con thời nay sư cõng rượu lại bị đám truyền thông bu vào săn tin quá xá. Một khi sự việc và hiện tượng ấy bị phơi ra ánh sáng, thì ắt nhiên phải có nhiều cái nhìn với nhiều cái ý khác nhau. kẻ khoan dung hiểu biết cho là pháp nạn, người không hiểu gì về điện, ý quên về đạo thì cho rằng tỳ kheo phạm giới. Mà biết đâu hiện tượng và bản chất không là một, nói vậy mà không vậy cũng thường tình thôi. Điều quan trọng không kém là việc nhận sư phụ đôi khi cũng lại là sai lầm đáng kể. Sư xưa cõng gái vì ắt phải làm là một trong các giới luật của nhà phật, gặp người bất hạnh phải biết giang tay ra cứu độ chúng sinh. Đừng cứu xong rồi mang về nhà châm chích cứu luôn thì mới ngại!

Sư nay cõng rượu là để làm từ thiện, cõng xong rồi có nhẩm xà hay không thì phải hỏi sư, bởi có ai biết các sư mang đi đâu. Hơn thế nữa sư bây giờ đi tu có quá nhiều của cải và giàu có. Bá tánh các nơi cúng dường tiền bạc nhiều như núi. Hình ảnh thiên hạ rãi tiền, dán tiên lên chuông cổ, giếng khơi trong ngày lễ chùa cũng thấy các sư ngày nay giàu sụ thế nào! Tu mà tích trữ tiên bạc thì tu thế quái nào được. Chi bằng xài cho hết. Còn tích trữ tiền bạc, của cải là còn khư khư giử, chả chịu buông xả chi mô. Chưa buông xả là chưa thoát ra khỏi kiếp luân hồi. Hai tỳ kheo tham gia đấu giá chai tây tửu thật giả ra sao chả biết để làm từ thiện với cái giá ngất ngây âu cũng là dấu hiệu xem tiền bạc như pha, gần đỉnh rồi chứ chẳng chơi. Nay sư phụ không thấy lại còn kỷ luật cấm túc, thật tiếc thay!

Pháp nạn nụ hôn dung tục của Đàm ca sĩ cũng tợ như nụ hôn của Thiện Hữu ngày gặp lại đạo sĩ Tất Đạt người đã giác ngộ trong tác phẩm câu chuyện dòng sông của Hermann Hess. Khi gặp lại Thiện Hữu Tất Đạt đề nghị Thiện Hữu hôn lên tráng chàng. Qua nụ hôn thần diệu ấy Thiện Hữu đã không còn thấy là Tất Đạt nữa mà là toàn thể, Chàng thấy nó tợ như cái miệng của con cá chép há ra vì đói, vì khao khát hơn là thứ nụ hôn dung tục của thuở nào. Cái thuở mà chàng đang "khổ nhọc một cách vô hiệu đuổi xa ý niệm thời gian, để tưởng tượng cõi niết bàn và khổ đế là một". Tỳ kheo Pháp định nay đang trong những ngày cấm túc, bất động. Nụ hôn cá chép thím Đàm-Thiện Hữu ấy giờ đã bay cùng với lao xao của thứ truyền thông cuồng những sự kiện giật gân. Còn Pháp Định, chàng giờ đang miên man trong cõi thiền. Cái cõi mà nơi ấy có các cụ râu xồm đang ngật ngưỡng khoái lạc cùng với chai tây tửu mà chàng cúng dường lên cửa phật riêng cho phái đạo sĩ quốc doanh!

Giỏi nhưng vô tâm?

Trên tờ Tuổi Trẻ ngày 16 tháng 11, ở trang 10 có đăng tải chương trình "Vì ngày mai phát triển" lần 338, với tiêu chí lần này là Học Bổng "Ngăn Dòng Bỏ Học". Phải thừa nhận một điều đây là chương trình khá hay của Tuổi Trẻ, một dạng thức từ thiện báo chí mang yếu tố chính trị, do bởi Thành Đoàn TP HCM và báo Tuổi Trẻ đứng ra đồng tổ chức, tài trợ. Và kỳ này thêm một nhà tài trợ chính cho chương trình là công ty Amway, một dạng công ty bán hàng đa cấp bùng nổ như nấm hiện nay ở Việt Nam?

Trong chương trình học bổng kỳ này có đề cập đến trường hợp của một học sinh ở Củ Chi đất thép thành đồng. Cậu bé học rất giỏi. Điểm tổng kết năm lớp 10 các môn đều rất cao như toán 8,4, vật lý 8,8; hoá học 8,2. Điểm trung bình cả năm 8,5 điểm hiện là học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Quang Trung. Nói về hoàn cảnh của cậu bé này cũng rất nghèo có cha là ông Đinh Huy Phong đi làm thợ hồ, mẹ làm công nhân ở một công ty gần nhà. Nhà nghèo nên dù cao 1,65m nhưng cậu chỉ nặng có 45kgs. Mẹ câu nói, cũng có lần nó theo cha đi phụ hồ nhưng vì sức khoẻ yếu quá nên thôi. Thay vào đó để có tiền phụ đỡ dần cho mẹ, câu bé Minh- tên của em học sinh, ngoài giờ học cậu đi bắt chim chào mào, chim sẻ để bán vừa phụ tiền cho cha mẹ, vừa để mua tập vở, sách bút dùng cho việc học. Theo cậu có ngày bắt được bảy con, có ngày bắt được hai con, mỗi con bán được 10 ngàn đồng!

Từ câu chuyện trên thiết nghĩ những người làm báo của TT đôi khi cũng chưa hiểu hết vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là hiện tượng săn bắt động vật hoang dã ồ ạt như hiện nay. Từ hành động bắt chim hoang dã của cậu học trò nghèo, cho thấy vấn đề giáo dục về tinh yêu thiên nhiên, săn bắt chim chóc có được đặt ra một cách nghiêm túc hay chưa? Liệu chúng ta có vì nhân danh cái nghèo mà tận diệt chim rừng như hành động của cậu học trò Minh ở trên hay không? Câu trả lời là có. Hàng ngày khắp các chợ chim trong thành phố này có hàng ngàn con chim hoang dã được bán một cách vô tội vạ nhằm cốt để phục vụ cho đám dân chơi chim vô tâm. Với họ nhìn con chim ngục tù đang ca hát như là một thú vui tàn ác và bệnh hoạn. Thậm chí họ thành lập các hội chơi chim, làm website quảng cáo rầm rộ mà không có bất kỳ cơ quan chức năng nào đến thăm hỏi sức khoẻ nguồn gốc chim rừng. Vâng để có một con chim khoẻ mạnh trong ngục tù lồng son gác tía ấy sẽ có bao nhiêu con bỏ mình? Hành động săn bắt chim rừng một cách bừa bãi như hiện nay, khiến từ thành phố đến thôn quê, rừng thẳm ở nước ta ngày càng thưa vắng tiếng chim hoang dã. Thay vào đó là tiếng kêu não nề của lũ chim tù ngục, thành phố chỉ còn những bày sẻ nhỏ cực kỳ sợ hãi con người!

Thiển nghĩ ngoài việc chọn các tiêu chí về hoàn cảnh gia đình vượt khó, học giỏi, cũng cần lưu tâm đến tính cách của chúng. Ngõ hầu sao cho đây phải là những đứa trẻ vừa có tài, vừa có tâm trong tình yêu thiên nhiên, vừa mang tính giáo dục. Cách làm như vậy mới hy vọng về một tương lai có một thế hệ nhân tài đẳng cấp, vừa tài và đức vẹn toàn được sàng lọc.

Đừng để có cái kiểu chọn người tài mà quá khứ đã từng ăn trộm chó hàng xóm bán thịt, bắt giết thú rừng bán cho quán nhậu,...Như là cách để mưu sinh, nuôi dưỡng lòng "hiếu học" lệch lạc về nhân cách. Liệu thể nào có một cách trao đổi: hy sinh tương lai của tự nhiên để nuôi dưỡng một tương lai học vấn thành đạt thiếu tình thương và tính nhân bản? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi nó là hình thái giáo dục hiện tại dẫn xã hội loài người đi vào những mối quan hệ xung đột triền miên. Xung đột giữa người với người. Xung đột giữa hình thái xã hội này với hình thái xã hội khác. Xung đột giữa con người với môi trường thiên nhiên,...cái mà chúng ta đã và đang thấy diễn ra liên tục từ khi có xã hội loài người từ cổ chí kim chưa bao giờ ngưng dứt!