Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Mần răng gọi là giáo dục công dân hè!?

Hôm nay buồn vớ vẩn, mượn thằng con đang học lớp 10 quyển sách giáo dục công dân. Sách do nhà xuất bản giáo dục làm. Tổng Chủ biên kiêm chủ biên Mai Văn Bính và các chủ biên khác Lê Thanh Hà,-Nguyễn Thị Thanh Mai-Lưu Thu Thuỷ. Nói thật, đọc xong quyển cái gọi là giáo dục công dân này mình mới thấy cái xã hội này nát bét như tương tàu là phải thôi.

Phần mục lục sách chia làm mười sáu bài. Phần thứ nhất có chín bài, với mục tiêu cốt lõi là Giáo dục công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Trong phần này chủ yếu giáo dục học sinh hiểu khái niệm cơ bản về triết học Mác-Lê Nin. Hiểu tính ưu việt của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tính tiêu cực của chủ nghĩa duy tâm. Nhận thức khách quan về chủ nghĩa tư bản tất yếu diệt vong. Chủ nghĩa cuối cùng của loài người tất yếu đạt-CNXH,...Nói chung ở phần nhứt, thiệt đa phần là đại ngôn, cấp tiến, hàn lâm bác học. Cỡ ngu ngu như mình học chỉ có nước thi đi thi lại mấy lần cũng chưa chắc! Phần hai bàn về công dân với đạo đức gồm bảy bài.

Mục đích cách soạn giáo trình hàn lâm bác học này là làm sao cho học sinh được nhồi sọ, tẩy não hình thành thế giới quan theo kiểu mấy bác công sản thấy và quan niệm. Thấy được thế giới vật chất tồn tại khách quan ra làm sao. Theo cái kiểu hình thành xã hội loài người từ cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến,...cuối cùng là xã hội cộng sản phát triển tất yếu!?

Dĩ nhiên, để thấy cái tất yếu đó, học sinh phải được học thế nào đó mà nhìn được sự vận động và phát triển của thế giới vật chất. Ở đây có thể tạm hiểu, dẫu trong quá trình tiến lên cái xã hội tất yếu nay mai tốt đẹp ấy thì trong quá trình vận động ấy sẽ có ít nhiều tiểu tiết khiến cho chúng ta nghi ngờ, xét lại. Nhưng bằng sự kiên định và hiểu rõ quy luật khách quan thì chúng ta-những thế hệ tương lai cứ mãi vững tin vào Đảng, vào chế độ, vào CNXH,...Ngoài ra khi hiểu và nhận thức thế giới tồn tại khách quan giúp con người mới XHCN tương lai-học sinh công cụ biết mà phê phán những quan niệm duy tâm, thần bí xằng bậy về nguồn gốc loài người,..giáo dục công dân kiểu này hổng biết học trò công giáo tiếp thu ra sao ta?

Khi đã hiểu được nguồn gốc vận động, cách thức vận động, khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Người học sẽ thấy được thực tiễn và hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Đối với khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Người học sinh hiểu thế nào là phủ định siêu hình và phủ định biện chứng. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Ví dụ như gió bảo làm đổ cây cối. Con người dùng hóa chất độc hại tiêu diệt sinh vật,...Phủ định biện chứng là sự phủ được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiệntượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. Mục đích của cái này giống như nhắc nhở thế hệ người học mai này có ra răng không được quên công ơn Đảng, công ơn bác. Cho dẫu trong quá trình lãnh đạo, làm kinh tế có sai sót ra sao! Bởi trong phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa! Và vì thế phải biết tin tưởng vào cái mới tất thắng? Bên cạnh đó còn phải hiểu thế nào phủ định của phủ định theo kiểu của Phê Rô Ăn-Ghen, ví như gieo lúa vậy.

Trong bài 9 bàn về Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội. Mục tiêu là nhận biết con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo lịch sử. Có lẽ nhờ đặc điểm sáng tạo lịch sử nên bây giờ học sàm sử...chế hơi bị nhiều!

Khi đã thông đạt các tư tưởng hàn lâm bác học ấy. Học sinh sẽ được học và hiểu các phạm trù đạo đức. Chúng bao gồm các phạm trù nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. Điều thú vị là sau khi hiểu được các phạm trù trên, học sinh sẽ học về tình yêu. Điều đặc biệt là trong bài này chỉ đề cập đến tình yêu nam nữ. Có tình yêu nam nữ rồi thì tiếp tục tới hôn nhân gia đình, cộng đồng, lòng yêu nước, trách nhiệm với tổ quốc. Trong trách nhiệm với tổ quốc có mục phải quan tâm đến đời sống chính trị, thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

Sau khi đã hiểu và thông tỏ mọi đường lối rồi thì phải tham gia bảo vệ tổ quốc XHCN khi có lâm nguy. Vào lính thì tuyệt đốiTrung thành với tổ quốc, với chế độ chủ nghĩa xã hội. Như vậy nếu đã là công dân mà chỉ trung thành một vế, coi như vứt cống hỉ?

Đọc xong quyển sách, thấy giáo dục công dân kiểu này bỏ mẹ thiệt! Hồi xưa học môn đạo đức chính trị năm 1977 với thầy Trí xồm so với giờ cũng ý chang, có khác là ở tên gọi! chán...........!!!!!!!!!!!!!!!