Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Mohamed Bouazizi Việt Nam.

Hiện nay lên google search gõ cụm từ người đàn ông tự thiêu tại công an phường tám quận ba ta nhận được rất nhiều từ khóa liên quan đến cái chết đầy đau thương của người đàn ông bất hạnh này. Đa phần trong đó đều dẫn đến các tìm kiếm nói về vụ tự thiêu sơ sài và đại khái như không rõ lý do. Riêng báo Thanh Niên thì có vẻ mần ăn kỹ lưỡng hơn khi cho rằng người đàn ông xấu số này có tên là Đỗ Giang Đông, tên thường gọi là Sơn, 37 tuổi quê Thái Bình(lại cũng Thái BÌnh) thiếu nợ giang hồ 2 triệu, sợ chúng truy sát nên tự thiêu? Trong đó báo pháp luật TP HCM thì đăng chi tiết hơn rằng mặc dù bị phỏng nặng, nhưng anh Sơn vẫn còn tỉnh táo và thú nhận với công an khi lấy lời khai rằng do thiếu nợ nên bế tắc tìm đến cái chết???? Nói chung đây là cái chết đẹp không có gì mà ầm ĩ!

Tuy nhiên theo một nguồn tin chưa biết chính xác mức độ nào, thì được biết người dân khu vực đó cho rằng ông này làm nghề bơm vá xe tại một con hẻm trên đường Pasteur cũng khá lâu rồi. Người dân khu vực không biết nhà cửa ông ta ở đâu. Chỉ biết là ông ta ăn ngủ  và hành nghề luôn tại đó. Trước ngày  người đàn ông tự thiêu tại cổng công an phường 8 Quận 3 thì nghe nói rằng ông vừa bị công an phường này hốt toàn bộ đồ nghề của anh ta, chắc vì cái tội lấn chiếm lòng lề đường bất hợp pháp? Trong đó bao gồm cả cái máy bơm hơi có giá trị nhất.

Ở Việt Nam, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội,...lòng đường nếu thuê mướn, thỏa thuận hợp pháp với chính quyền sở tại thì có thể kinh doanh làm giàu nhanh chóng.

Buổi sáng ngày 24 tháng 9, người đàn ông này có đến công an phường tám để xin lại các dụng cụ hành nghề nhưng được nói là công an không trả? Buồn tình ông ta đến một cây xăng Petrolimexgóc Pasteur-Võ thị Sáu mua 15 ngàn xăng nhưng cái bình của anh ta đem theo để chứa xăng thì chỉ có thể đựng được 10 ngàn xăng.... Và rồi sự việc bất hạnh xảy ra như báo chí lề phải thông tin. 

Câu chuyện tự thiêu của anh thợ sửa xe đường phố Sài Gòn nếu là sự thật như diễn biến đó thì quả thật câu chuyện này khá giống với câu chuyện khởi đầu mùa xuân Ả Rập tại Tunisia. Bắt nguồn tự chuyện tự thiêu của người thanh niên bán rau phản đối cảnh sát cấm không cho anh ta bán rau trên đường phố. Tên anh ta là Mohamed Bouazizi. anh ta tự thiêu ngày 17 tháng 10 năm 2010. Hành động tự thiêu của anh ta đã trở thành chất xúc tác cho khởi nguồn hàng loạt các cuộc biểu tình làm lật đổ chính thể độc tài Tunisia- khiến Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali từ chức từ ngày 14 tháng 1 năm 2011, sau 23 năm nắm quyền và kéo theo một loạt các nước Ả Rập khác.

Hành động tự thiêu của Mohamed Bouazizi đã được trao giải Sakharov. Tên đầy đủ là Giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov là một giải thưởng của Nghị viện châu Âu dành tặng cho những cá nhân hoặc tập thể có nhiều nhiệt tâm và đóng góp vào lãnh vực nhân quyền và tự do tư tưởng.Giải này được đặt theo tên của khoa học gia, nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Dmitrievich Sakharov. Ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình vào năm 1975. Giải thưởng này bắt đầu vào năm 1985 và trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12 ngày mà bản Tuyên bố chung về Nhân quyền được tổ chức Liên hiệp quốc ký kết.

Hy vọng hành động của người sửa xe nghèo khổ ở Sài Gòn rồi cũng sẽ nhận được giải thưởng Sakharov vì dũng cảm dùng tấm thân mình để biểu đạt tự do mưu cầu kiếm cái ăn lương thiện gấp vạn lần đám quan chức sâu bọ mà chủ tịt Sang đã có lần đề cập.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Má nó đi rồi!

August 25, 2013 at 10:55pm

Sài gòn mấy ngày nay mưa nhiều lắm. Mưa thường cứ về đêm rả rít. Tiếng mưa rơi trên mái lá cứ đồm độp, đồm độp từng chặp. Trong góc phòng căn gác trọ nhỏ xíu ông ngoại thi thoảng ho vài tiếng. Tiếng ho của người già vì lao động cật lực sau một ngày chạy xe ba gác rã rời đôi chân. Nó thương ông ngoại từng tuổi này còn phải cày cục nuôi đàn cháu bơ vơ vì ba nó chết, cùng với hai đứa em cùng mẹ khác cha mà nó chả biết mặt mũi ra sao.

Sáng nào ông ngoại cũng thức sớm châm ấm trà, hút thuốc khang rồi xuống nhà lấy chiếc ba gác để chở hàng cho bà tám hàng xóm buổi chợ chồm hỗm sớm mai.

Bà tám nhà trọ kế bên cũng nghèo. Bà sống với đứa con trai dỡ người, suốt ngày ra ngẩn vào ngơ, thi thoảng khóc cười ngu ngơ như thằng dại. Anh con trai con bà tám cũng độ ba mươi mà chẳng giúp gì cho bà. Nó nghe ông ngoại nói bà tám cũng đâu dân miệt tỉnh, khi đẻ thằng con được chừng ba tuổi thì ông chồng bà cũng bỏ đi nốt. Bà tám ở lại một mình gồng gánh nuôi con. Cái nghèo ở quê cứ bám dai dẳng. Bà tám đành trôi dạt về thành phố thuê căn nhà trọ xóm nước đen đâu chừng triệu rưỡi tháng. Hai mẹ con côi cút sống đạm bạc qua ngày nhờ vào gánh hàng rau của bà. Dẫu gì người ta nói, người nghèo sống quanh quẫn chợ búa dinh dưỡng cũng khá hơn người nghèo sống nơi vùng quê xa chợ. Gần chợ nhặt nhạnh của hư thối về cắt rửa, hoặc gặp phải buổi chợ ế cũng mua được vài món hàng. Đểu hơn thì đá cá lăn dưa cũng qua bữa nhọc nhằn khốn nạn làm thân con người bất hạnh.

Ngày ba nó chết. Bà nội không muốn chị em nó ở trong nhà. Sau tang ba, cả nhà nó dọn về tá túc cùng với ông bà ngoại. Hồi ba còn sống mà nó mở cái quán cháo lòng bán trong xóm cũng đắp đổi cùng chồng nuôi ba chị em nó. Từ hồi má dọn về nhà ông ngoại, má chẳng có việc gì để làm. Xóm nước đen lèo tèo vài căn nhà trọ bẩn thỉu dựng trên bờ kênh. Dân trong xóm đa phần là người miền tây gốc ruộng đồng nên ai cũng nghèo,lại thất học. Bữa ăn sáng của họ cũng thường theo cái thói quen cơm nguội hâm nóng hay cơm chiên không với mỡ heo.

Má nó không nỡ cam tâm ngồi nhìn ông ngoại đạp ba gác nuôi đàn con của mình. Bà ngoại thì ai mướn gì làm nấy. Bà đi lau nhà, rửa chén bát, nấu cơm giặc giũ cho mấy nhà xung quanh. Giờ cũng già lại làm chậm nên dần dà rồi cũng ít người thuê.

Chiều nay nó thấy má mặc bộ đồ đẹp nhất thời con gái. Má chăm chút hàng mi của má cong vút. Đôi má trang điểm phấn hồng nhẹ. Má nói má phải đi làm, con ở nhà ngoan chờ ông ngoại đi làm về rồi nấu cơm cùng ăn nha. Từ dạo ấy đêm nào má nó cũng về khuya. Có lúc nó thấy má nó say khước được chú nào đó chở về. Có hôm xe máy, có hôm xe hơi dừng ngoài đầu ngõ, một mình má nó loạng choạng về ngõ tối, đầu tóc rũ rượi. Có nhiều đêm má cũng không về nốt. Con Ti thường ngày ngủ với má nên những đêm vắng má nó cứ ngằn ngặt khóc đòi mẹ. Nhũng đêm như thế nó phải thay má dỗ em nín khóc để ông còn ngủ sáng mai thức sớm. Thằng Tâm anh con Ti dẫu gì cũng lớn nên ít khi khóc đòi mẹ.

Chẳng biết mà làm nghề gì, chỉ biết sau ba năm đi sớm về khuya ấy nó đã có thêm hai đứa em nữa. Công việc của nó vì thế ngày càng nhọc nhằn hơn. Nhiều đêm đứa nhỏ khát sữa cứ khóc suốt. Nó phải một mình bế đứa bé nhất đi dỗ khắp xóm.

Bà ngoại đi làm vặt nên cũng thường về trễ. Mỗi đêm về bà thường đem thức ăn thừa của nhà chủ về cho đàn cháu bất hạnh. Nó vui nhất là những bữa nhà chủ có tiệc tùng, đồ ăn bà mang về cũng nhiều hơn. Toàn những món lạ mà cả đời nó chưa thấy bao giờ!

Chiều nay nó thấy mà nó lấy cái làn đựng đồ đi làm gom vội ít quần áo. Má nói với nó-con ở nhà chăm sóc em cùng với ông bà. Má đi vài hôm má về-nó thấy má khóc. Má hôn con út và dúi cho nó đâu chừng triệu bạc rồi dặn nó "khi nào ông về đưa cho ông để mua sữa và gạo cho tụi con".

Nó linh cảm có lẽ má nó bỏ tụi nó mà đi. Mà má nó đi thật. Từ dạo ấy đêm nào nó cũng trông má về. Con út nhớ má vì còn quá nhỏ. Má nó bỏ đi khi con út chỉ mới hơn hai tháng tuổi. Thời gian chờ đợi má về cứ dài dần theo năm tháng. Ông ngoại giờ cũng già rồi, sức khỏe cũng dần suy kiệt. Ông chuyển qua chạy xe ôm bằng cái su thời thổ tả. Khách của ông cũng chỉ là những người nhập cư nghèo. Tiền bạc kiếm cũng chả là bao. Chị em nó lít nhít. Nó mười tuổi, thằng Tâm tám tuổi, con Ti năm tuổi, con Nhung hơn hai tuổi, con Út một tuổi.

Nó giờ lang thang khắp các khu vực đông người bán kẹo cùng với thằng Tâm phụ ông bà nuôi em. Đêm nào nó cũng lang thang vừa bán kẹo vừa tìm má. Nó muốn gặp má nó để hỏi vì sao má nó bỏ tụi nó mà đi? Có nhiều đêm đi qua các khu phố sang trọng, nó thấy mấy cô gái say khước có hình ảnh giống má, nó sáp lại gần ngó xem. Rồi nó thất vọng lãng đi qua con phố khác!

Đứa con gái mười tuổi nhọc nhằn kiếm sống trên phố như nó, khiến nó nhanh chóng già hơn so với cái tuổi của những đứa trẻ cùng trang lứa. Chuyện nó sợ nhất là bị mấy thằng lớn hơn nó vài tuổi mồi chày hút ma túy và bồ đà. Nó chẳng biết rồi sẽ ra sao ngày sau. Đời nó cứ trôi dạt hết ngày này sang tháng khác về đêm để mưu sinh. Nó đối diện hàng ngày với đám du côn chực mò mẫm thân xác nó, hay giựt những đồng tiền ít ỏi của nó.

Đời nó cứ trôi đi nhọc nhằn buồn bã. Rồi một ngày nó lớn lên ở cái tuổi mười sáu. Dáng thiếu nữ đã chực đầy đặn trong hình hài của nó. Việc bán kẹo mưu sinh không còn đủ để nuôi đàn em và ông bà ngoại càng lúc già yếu. Nó chợt nhớ về má nó ngày xưa, về hình ảnh các cô gái say khước bước ra từ quán bar đẹp nhưng khốn nạn. Nó chợt nhìn xuống bầu ngực thiếu nữ của mình. Chợt nhớ đám du côn thường hay tìm cách tiếp cận nó để sờ ngực.

Đêm nay một mình nó đi về khu nhà trọ kênh nước đen. Đi qua những bảng hiệu, biểu ngữ giăng đầy khắp phố. Người ta nói thành phố đang đón mừng ngày quốc khánh. Khẩu hiệu "hãy giành những gì tốt nhất cho trẻ em". Em nó còn nhỏ, chúng cần có cái ăn và mặc cho tươm tất. Ai sẽ giành những gì tốt nhất cho em nó ngoài hai bàn tay lao động của nó. Nó dốt nát, nó chẳng thể làm chuyện gì khác để kiếm nhiều tiền hơn. Nó biết tấm thân xuân thì này rồi cũng phải đổi lấy cái ăn ngày càng khốn nạn nơi đất khách quê người. Nó chẳng thể lấy chồng. Người như nó nếu có lấy được tấm chồng rồi cũng sẽ khổ sở, lại tiếp tục cho ra đời những đứa con có cùng cái nghèo nghiệt ngả như cha mẹ chúng sao?

Nó nghĩ tại sao không dùng tấm thân này như một phương tiện mưu sinh? Dẫu gì cũng còn hơn mấy thằng khốn nạn giựt dọc những đồng tiền còm của nó. Đổi một kiếp làm người nhọc nhằn như vốn có, kiếm đồng tiền bằng sự lương thiện có gì đáng nhục đâu!?

Người viết câu chuyện này dựa trên những tình tiết có thật nhưng cũng bất lực như em. Người viết cũng cầu mong em trải qua những năm tháng trẻ thơ đi qua tuổi đàn bà trong vòng tay những người giàu có nhưng đức hạnh. Người viết nghĩ thời buổi này thiếu gì những kẻ như thế. Những tay thích làm từ thiện báo chí. Những tay cơ bản đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM xuất sắc. Các đại gia thích gái trinh bỏ tiền tỉ mua giường,..sẽ gặp em trong một ngày mùa đông lạnh giá nào đó, ân ái cùng em để thỏa cái dục tính đỉnh cao của sự thành đạt. Bù đắp lại cho em ít tiền còm báo hiếu và nuôi lũ em khôn lớn. Tương lai mặc định của chúng rồi sẽ ra sao ai biết được về sau trên đoàn tàu hành trình định hướng XHCN chết tiết. Sân ga nào đoàn tàu khốn ấy đón các em về với cõi thiên đàng trong mơ!


Nội ơi, con dê chết rồi!

August 31, 2013 at 4:19pm

Nó vốn là thằng bé ngoan. Cả gia đình nó từ ông ngoại, bà ngoại, ông nội bà nội, cô dì chú bác, rồi ba má nó ai cũng lấy nghệp võ làm cần câu cơm. Quả thật chưa có thời nào nghiệp võ lại là nghề kiếm cơm ổn định và an nhàn nhất. Người theo nghiệp võ thời nay chẳng cần tài năng hay học thức chi nhiều, chỉ cần vài tiêu chí vặt như phải tuyệt đối trung thành, và chơi bẩn là ok tắp lự!


Ngày nó ra đời, ai cũng kỳ vọng nó rồi sẽ nối nghiệp võ dòng họ nhà nó. Ngày làm lễ thôi nôi nó. Gia tộc nó thật là đông đủ xum vầy. Ai ai cũng nói cười vui vẻ. Ba nó mặc đồ võ phục. Má nó cũng vận đồ võ phụ. Cả họ nhà nó từ đầu sàn đến cuối chiếu tuyền một màu xanh vàng thật thích mắt. Riêng nó còn nằm đưa nôi nên ông nội nó bảo thôi thì cứ để hắn mặc sao cũng được, cho có tính dân chủ. Kẻo trong họ nhà ta lại bảo cùng là võ cả nhưng lại nhất bên trọng, nhất bên khinh. Mặc cho tía má nó đã lỡ mua bộ đồ võ màu vàng bán ngoài đường có dây thắt lưng và bao hàng nóng của con nít. Đằng nào nghiệp võ cùng kiêu như nhau, cùng chung một tổ, một thầy mà vái lại thờ phụng, thủy chung.


Mâm đồ cúng thôi nôi của nó cũng phải đại diện cho cái nghiệp dĩ nhà binh. Ông nội nó bày khẩu súng nhựa, vài quả lựu, cục đất, cái roi da,...Khi má nó ẵm nó gần cái mâm để bóc đồ dự đóan tương lai. Nó khua tới khua lui một hồi khoắn cái roi. Ông nội nó vui lắm. Bảo thằng này lớn lên sẽ học về quyền cước, múa roi là phải biết. Xong cái dự đoán tương lai vàng của nó. Cả gia tộc họ :"Trung Còn" nghiệp võ nhà nó chuyển sang tiệc đánh chén ca hát ầm ĩ. Nhạc con nhà võ hát chỉ toàn là mấy bài hùng dũng, hừng hực, bừng bừng khí thế. Nghĩ cũng lạ, mỗi lần chén chú chén anh, cứ cái nhạc ni mà rống, sao hay phết. Vừa có khí thế, vừa được cái giã rượu bia.


Năm tháng vùn vụt trôi. Nó nay đã phỗng phao tướng tá của "dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa". Vốn con nhà võ nên đường học vấn cứ tắc tị. Gia tộc nhà nó chả ai lấy làm buồn nếu không nói có khi vui là khác. Trầy trật rồi cũng có cái tú tài. Nhờ vốn quen biết rộng. Ông nội đặc cách một phát, nó làm lính biên thùy. Ngày vào nghiệp binh võ. Nó được học quyền cước, múa roi. Ông nội và ba má nó vui lắm. Ngẫm cái vụ cúng thôi nôi dự đoán tương lai của dân tộc "Việt" thật là đáng tự hào.


Sáng sáng tay đồn trưởng đồn biên ải số chín phát cho cây roi tập đi quyền với lũ dê. Thằng nó vốn mê roi, đá chó đánh mèo chuyên nghiệp hồi còn ở nhà. Mỗi khi có giỗ chạp, ma chay cưới hỏi chi cũng xung phong làm cái vụ bắt chó trấn nước, cắt cổ lấy tiết nên nhanh chóng thành thạo đáo để.


Lũ dê đực vốn có tính dâm đãng nổi tiếng nhưng gặp nó cũng phải nể. Thay vì sáng sáng chúng đứng cửa chuồng chờ con cái nào động dục để làm tình thì lấm la lấm lét nhìn cây roi tre lăm lăm chợt vun vút vào mông nên khi vừa lao ra khỏi chuồng bọn chúng cứ thế ào ào chạy biến vào bìa rừng gặm cỏ chờ cơ hội ra tay.


Ngày trước khi còn đánh Tây đuổi Mỹ. Ông nội và dòng họ nó có nhiều việc để làm. Nay thì đất nước, đâu đâu cũng thái bình, thịnh trị cả. Nghề võ học là chỉ để bảo vệ võ đường, kiếm cơm hơn là ra tay độ thế giúp đời, cứu người yếu thế. Nên thời nay người như nó làm chăn dê hay nuôi heo, chăn bò cũng là thường tình. Thậm chí người ta còn thấy ngay cổng các võ đường còn có khẩu hiệu "chiến đấu tốt-chăn nuôi giỏi"


Hồi đầu mới nhận cây roi và đàn dê tập quyền nó cũng tự ái lắm. Nó bảo cháu vốn dòng dõi con nhà võ. Vào đây sao bác bảo cháu đi chăn dê. Việc này chỉ đơn thuần là chăn dê không hơn không kém, có liên quan gì học võ đi quyền đâu?


Nghe nó nói lão mới từ tốn mà bảo ban nó:


-Việc của chúng ta là làm bất cứ điều gì cấp trên giao việc. Cháu đây là chỗ thân tình nên bác mới giao nhiệm vụ to tác. Việc chăn dắt cầm thú là bước khởi đầu cho cháu làm nghề chăn cừu. Dê cũng là bà con với cừu. Làm quen với lũ dê cháu sẽ quen làm việc với lũ cừu về sau.


Ngày ngày nó luyện quyền cước với con dê đực đầu đàn-con có tính cường dâm sư phụ và hống hách nhất bày. Cứ mỗi lần mở cửa chuồng là gã cứ nhảy sổ vào đám dê đàn bà mà nhảy nhót từa lưa khiến cho đàn dê cứ loạn xị ngậu cả lên. Nó vừa vun roi múa cước, vừa phải ổn định đám dê con la hét ầm ĩ.



Chẳng mấy chốc mà tay nghề đi quyền của nó trở thành bất hủ. Nó được trưởng đồn tin cậy lắm. Đi đâu cũng được cho ngồi mâm trên, cùng uống rượu với các bậc cha chú. Từ đó tính kiêu căng trong con người nó càng lúc lớn dần. Hôm nào dẫn đàn dê đi ăn, gặp phải ai đuổi đàn dê của nó vì quậy phá vườn của đám thảo dân là nó chửi bới la hét um xùm. Dân riết rồi thấy nó ai cũng sợ. Được thể đàn dê của nó cứ hống hách hiên ngang làng trên xóm dưới, muốn ăn đâu là ăn, muốn đi đường nào, nằm đâu cũng chẳng ai dám ho he.


Mỗi lần nó lùa đàn dê đi trên đường bao nhiêu là xe pháo nối đuôi chờ đàn dê thổ tả của nó đi qua. Chẳng thằng ngu nào dám bấm còi hay cố tình vượt lên để qua mặt đàn dê của nó.


Ngày nọ, nó đi vào làng uống rượu, chọc gái. Nó mãi vui chơi quên mất giờ lùa đàn dê về chuồng để báo công luyện quân. Khi sực tỉnh, nó chạy vội vào bìa rừng quất vào mông con dê đực đầu đàn, hò hét. Khi lũ dê vừa xuất hiện trên đường, có chiếc xe tải của một thằng ngu không phải dân trong đồn xứ chay qua. Rủi cho nó đã phanh không kịp, cán nhằm ngay chết tươi con đực đầu đàn suýt lật xe.


Nhìn thấy con dê đực nằm chết gí dưới bành xe. Nó gào lên! Sao mày dám thằng tài xế kia? Mày có biết mày đã làm gì không? Vừa nói, nó vừa lao đến tên tài xế hãy còn run rẫy vì suýt mất mạng, thộp cổ hắn và lục giấy tờ. rồi nó bảo tay tài phải đền bù cho cái tội cán chết con dê giá ba triệu. Mặc cho thằng tài xế thanh minh thanh nga, năn nỉ, rằng dê đi trên đường là phạm luật. Nhưng nó bảo luật ở đây là của tao. Mày biết tao là ai không? Thằng tài xế nghèo đi chạy thuê lấy tiền chó đâu mà đền nên đành ngậm ngùi để nó giử giấy tờ xe và hẹn khi có tiền sẽ đem lên chuôc lại.


Tên tài đi rồi nó mừng húm, chắc mẫm chiều nay sẽ có bữa nhậu thịt dê say bí tỉ.


Sau khi ổn định đàn dê trog chuồng nó qua phòng đồn trưởng báo cáo cớ sự. Tay đồn trưởng khen hắn xử lý có nghề của con nhà võ, bèn sai lính bếp thịt con dê khao nó. Trong tiệc nhậu đồng chí đồn trưởng tuyên dương nó trước toàn đồn và cho hai ngày phép về thăm nhà!


Vừa về nhà gặp ông nội đang lau mấy tấm huân chương chiến công, nó hét lớn! Ông nội ơi! con dê chết rồi!


Tận nhân lực cho lạc thú.

Thuở còn sống, lão cũng thường năng chùa chiền, thầy bà đồng bóng cùng với mụ vợ già. Con đàn bà vừa xấu, vừa đĩ thõa, rững mỡ dạo xế chiều. Được cái cả hai, dẫu sau cũng từng một thời đồng chí hướng đào kinh thủy lợi, sinh hoạt đình chùa, dạy bình dân học vụ, vận động đám bần nông nòng cốt của đảng sống tốt đời đẹp Đảng,...như là một chuẩn mực của tình yêu và lẽ phải, của hành trình tuân thủ đạo đức tiền nhân và sự trung thành vô đối.

Ngày ấy ánh điện nhòe nhẹt, âm mưu đồng lõa với tội đồ. Phải công nhận cái thời ăn đói, uống khát là thế mà sao cứ mỗi lần tan sinh hoạt chính trị, hai đứa cứ quấn lấy nhau như cặp rắn bờ bụi, mèo mả gà đồng. Thời của nã như là đồ vứt đi ấy. Chuyện lên giường hay nấp bờ bụi làm tình trong lén lút giống như chuyện thằng làm công tác tuyên giáo thời nay chơi đĩ đứng đường. Mà quả thật, kẻ có quyền lực và đồng tiền như thác chảy thì cái chuyện chơi đĩ rạc là của đám thợ hồ, lũ công nhân thay vì thủ dâm, bỏ ra chút tiền xương máu trong đồng lương thợ may định hướng Xã Hội chủ Nghĩa để thỏa cái bản năng tính dục nợ đời-tầng lớp, làm người chỉ quanh quẩn trong thừa mứa thị dục hơn là hành dục của đám liên minh với thượng tầng bác học đỉnh cao trí tuệ.

Quan to, chức cao làm tình trong nhung lụa, chứ nào phải lòng hạng gái ba xu bờ rào, buội chuối, góc công viên!

Mặc cái đám chuyên gia đạo đức bác học. Hắn và thị vẫn đêm ngày thậm thụt bờ suối con đê đầu làng. Hắn và nàng thỏa mãn qua đi thời đen tối của cái đói vàng mắt nhưng sống vào thủ dâm tinh thần làm thước đo của lòng nhiệt huyết !

Rồi cái bụng của thị cũng lùm lùm. Cưới vội để còn mặt mũi với tổ chức, dù sau cả hai cũng là đối tượng cảm tình viên của tổ chức.

Ngày về nhà chồng trong cơ khổ. Nàng như con nai vàng đĩ thõa của mùa hè nắng cháy lá xuân. Mỗi hình ảnh nàng trong căn phòng vắng là hình ảnh tính dục tràn đầy. Bàn thờ tổ tiên hy sinh vì lửa đạn vô tình cũng khiến hắn như điên dại.

Ngày giỗ bố hắn chết vì lý tưởng, nhìn mông con vợ chổng ngược mà tâm hắn đen tối kỳ lạ. Ngặt nỗi đám chỉnh huấn đạo đức đang làm tình tư tưởng, thì thầm với nén hương nghi ngút khói, cấm ngặt kẻ loạn dâm trong chợ tình...sầu li biệt.

Ngày ấy rồi trôi qua. Lão thành đạt với con đường chính trị hiểu biết nịnh bợ xu thời. Chẳng mấy chốc sự nghiệp đời lão tăng tốc như diều gặp gió. Ai gặp lão, cũng nhắc nhỡ con cháu như là một điển hình thành đạt và lòng tận trung mẫn cán.

Lão nham nhở đám đàn bà bẩn thỉu và nghèo khó. Con gái của các mụ ấy trở thành của giải trí cho đám quan hèn và thích mơ mộng.

Quả thật sự đốn ngã đám con gái nghèo trở thành một chuẩn mực của đám cặc dài, dái to, và cộng với bóp dầy. Con gái hàng bia, đám tu sĩ nhà thờ gươm giáo kháo nhau cái sự phóng khoáng của đồng tiền và tính dâm đãng của sự vô liêm. Bàn thờ tổ quốc nơi thờ phụng lũ chuột chết vì thuốc độc trở thành nơi luận bàn chuyện đụ đéo của đám mèo hoang!

Một ngày buồn trong mưa, lão lang thang vào ngục tối dục tình. Nơi lũ đàn bà nghèo hèn sống lỡ thời và buồn bã trong số phận. Lão quen và mê nàng.

Người ta nói đàn bà chưa một lần thõa mãn chuyện gối chăn bao giờ cũng đẹp như một bông hoa nở dưới ánh mặt trời!?

Người ta cũng nói rằng đàn bà đau khổ vì xã hội thiếu nhân bản cũng đẹp chết người như người đàn bà chưa biết yêu. Lão biết người đàn bà thứ hai. Lão như thằng chết đuối vì ám ảnh tình dục trà dư tửu hậu. Nàng đã một lần dang dỡ vì thằng chồng nhà quê đỗ đốn vì rượu chè, bài bạc. Chồng nàng là sản phẩm của xã hội bất bình đẳng tận cùng này.

Hắn sinh ra ở đồng ruộng, lớn lên với ruộng đồng. Cha mẹ hắn cả đời cày cục, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Cái nghèo truyền kiếp chốn thôn quê ngày nào vẫn còn hiện hữu mãi trong cuộc đời hắn. Học hành dang dỡ bởi trường chả ra trường, lớp chả ra lớp. Rồi nó bỏ học, theo đám bạn bè lêu lỏng ăn chơi, phá làng phá xóm, trộm vặt trong làng kiếm tiền mua rượu giải sầu.

Hắn lớn lên, thành anh nông dân. Sớm mai mặt trời nóng lưng hắn mới vác cuốc ra đồng, uể oải cày cuốc với ông bà già nghèo khó. Kiếm dăm hạt lúa về phơi phóng, bán cho đám xuất khẩu. Những tưởng hạt gạo vươn xa đời nó và ba mẹ nó sẽ khấm khá hơn mà kỳ thực chẳng đổi thay tí gì!

Cái nghèo truyền kiếp cứ vận hành vào gã. Rồi cũng cưới được con vợ cùng xóm, cũng nghèo mạt rệp như nhà nó nhưng được có cái đẹp thuần phát.

Con vợ làm lụng vất vả còn thằng chồng chỉ biết lấy chuyện nhậu luận anh hùng. Nhậu riết rồi thành bịnh. Cái bệnh xơ gan cổ trướng nhanh chóng hóa kiếp hắn ra ma. Để lại con vợ xuân thì và đứa con gái bé bỏng.

Sau khi thằng chồng chết, con vợ bỏ quê lên thành học nghề làm tóc, làm nail. Để lại đứa con gái cho bà ngoại chăm. Đàn bà chốn làm đẹp nhanh chóng lột xác. Từ con Lượm nhà quê ngày nào giờ mặn mà hơn, đôi vú đàn bà một con mới đầy đặn đỏng đảnh kiêu sa, mời gọi trong con mắt của mấy thằng đạo đức giả. Vẻ đẹp quyến rũ chết người của Lượm-Dung mới xao xuyến nhường nào.

Lão nghĩ sự thành đạt chính trị kiếm cơm phải song hành cùng việc chinh phục đàn bà để làm thành tích luận bàn chuyện đại sự. Lão quen biết Dung trong một lần đi gội đầu làm móng. Lão mê em như điếu đỗ. Em một đời dỡ dang được lão-chàng say đắm còn gì sướng hơn. Vừa được bảo kê tiền bạc. Vừa có chỗ dựa lý tưởng chỉ ngặt nỗi con vợ hà đông của lão nếu lộ hàng.

Lão đi về nơi chốn địa đàng đều đặn như những giờ huấn thị đạo đức. Mỗi lần bên nàng, lão như sống lại cái thời làm thủy lợi lao dộng XHCN thời xa. Lão ảo tưởng lạc thú tình dục, sự đầy đặn nghiệt ngã xuân thì trong người đàn bà nàng giúp gã sống dậy sức mạnh quyền lực chiếm hữu mà bấy lâu nay gã đã mất hoàn toàn trong tay kẻ chăn dắt linh hồn lão.

Tuy có điều khác, hùng hục là thế nhưng cơm cháo chả là bao. Chỉ tội Dung-búp bê tình dục cho gã dầy vò trong tuyệt vọng.

Hôm nay, tiệc tàn trong hơi men chếnh choáng. Lão về qua ngõ nhà nàng- người đàn bà của thân phận thượng tầng kiến trúc tư tưởng nhưng nghèo hèn, gặp hạ tầng nền móng của cải nhưng vô tâm.

Ngộ nhận gặp nhau. Rủi thay sức chịu đựng của thượng tầng khiến cái hạ tầng chết giấc thành ma!

Ngày đưa lão về với cõi vĩnh hằng của bia miệng. Người ta thấy cái nhìn của lão nơi đầu quan tài dường như còn tiếc nuối vì chưa hưởng thụ hết một đời Bành Tổ!

Điếu văn tang lễ tiễn lão về chốn nghìn trùng xa cách, vẫn còn nghe vang vang sự ca ngợi công lao và cống hiến hết cả đời của lão-một linh hồn thuần khiết ngu muội nhưng cần thiết của đám tham lam quyền lực.

Chỉ tội cho cô Lượm. Ngày lão chết mỗi ngày vài ba bận hầu tra.
Đàn bà hồng nhan bạc phận. Thằng chồng chết vì đổ đốn. Gã tình nhân quan lớn chết vì tận nhân lực cho lạc thú. Con thuyền tình của nàng rồi lại vật vờ không bến đỗ, nó cứ mãi trôi theo dòng đời cùng số phận nổi trôi của quê hương nàng!

Thư gửi con ngày khai trường.

From nhannghia facebook
September 3, 2013 at 10:15pm


Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức với những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như những đóa hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm đắt tay tôi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng lần này bỗng nhiên thấy lạ vì hôm nay tôi đi học”


Gửi các con, bố dẫn lại đoạn văn này trong bài văn tôi đi học của Thanh Tịnh, như ngầm nhắc nhở các con về cái ngày trọng đại của buổi khai trường đã xa mà bất cứ ai trước đây cũng đều có cảm giác nôn nao, lạ lẫm của buổi khai truờng.


Ngày khai trường hôm nay của các con phần nào không còn được cái cảm giác nôn nao, lạ lẫm nữa, bởi bây giờ ngành giáo dục của chúng ta đang tổ chức buổi khai trường lạc nhịp. Các con nhập học trước gần ba tuần và sau đó khai trường vào ngày 5 tháng 9 hằng năm. Một cách tổ chức khá lạ lùng của ngành giáo dục bị qui định, già nua luộm thuộm.


Vào cái ngày 'trọng đại' ấy. Nếu các con được "may mắn" học trong những trường trọng điểm cấp quốc gia-những ngôi trường chuyên gia đào tạo các chú gà chọi góp vào thành tích báo cáo của quan chức ngành giáo dục, của Đảng,... Trường các con sẽ được "vinh dự" đón các bác tai to mặt lớn cấp trung ương, cấp thành phố về tham dự, phát biểu gửi gắm vào các con vài nhắn nhủ"yêu thương" cùng và quyết tâm sẽ chăm lo đầu tư cho các thế hệ tương lai của nước nhà bằng tất cả quyết tâm của toàn bộ các ban ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương,...


Sau đó các thầy hiệu trưởng khả kính của các con sẽ lên phát biểu cảm ơn các vị lãnh đạo dù đang bận trăm công ngàn việc. Bận lo chống các thế lực thù địch, bận lo chống diễn biến hòa bình, bận lo dắt đoàn đi chống tham nhũng, bận lo cho chủ quyền biển đảo quê hương rơi vào tay giặc, bận lo tái cấu trúc nền kinh tế đang èo uột,...thế mà các vị cũng nhín nhín ra chút thời gian quí báo để đến dự ngày khai giảng trọng đại hôm nay. Điều đó chứng tỏ các vị lãnh đạo của chúng ta quan tâm thế nào đến giáo dục, đến tương lai các con ra sao! Chưa dừng lại đó bằng tất cả sự xúc động, thầy hiệu trưởng khả ái (kính) của các con sẽ đồng thanh hô to:" Để đáp lại tấm thạnh tình và sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo kính yêu. Thầy và trò trường chúng ta quyết tâm thi đua lập thành tích năm học mới phấn đấu 100% học sinh lên lớp, 100% đậu tốt nghiệp từ tiểu học, trung học cơ sở, THPT, và 100% sinh viên tốt nghiệp Đại học,...Và các con, bố chắc rằng để có thể làm cho buổi khai trường thành công tốt đẹp thế nào cũng có một hai buổi diễn tập. Các con khi đó sẽ đồng thanh hô to-xin hứa, xin hứa,...rồi một vài đại diện đoàn đội ưu tú trong số các con sẽ lên phát biểu cảm ơn các bác đã hết lòng chăm lo cho chúng em. Chúng em xin hứa học thật tốt để góp phần xây dựng nước việt nam XHCN ngày càng giàu đẹp hơn- Lời hứa này các thế hệ ông bà, cha chú các con đã từng hứa rân trời trước đây!


Sau những màn phát biểu hoành tráng, các bác ấy cũng sẽ làm lễ gióng trống mở hội khai trường, có các nhà báo tài năng đến quay phim chụp ảnh, phỏng vấn,..


Sau ba hồi trống giục rộn rã. Các con, người nhễ nhại mồ hôi vì phơi nắng uống lời vàng ngọc của các bác, từng tốp một kéo về lớp học bắt đầu năm học mới đã diễn ra 3 tuần qua. Riêng các bác khả kính của các con sẽ kéo ra nhà hàng liên hoan mừng buổi khai trường thành công tốt đẹp.


Với các con nghèo sống vùng nông thôn xa xôi, vùng đồng bằng, miền núi hay hải đảo,...trường các con sẽ có các bác quan chức xã, ấp đến dự, cũng phát biểu, cũng tặng hoa, phát quà, và cũng nhậu.

Và rồi một năm học mới bắt đầu. Các con sẽ học được thêm nhiều điều mới nơi trường lớp, được truyền dạy bởi các thầy cô đáng kính. Các con sẽ học lịch sử của nước nam ta. Học lịch sử thế giới, học địa lý, học các môn văn chương, giáo dục công dân, học về các bậc hiền tài đã có công với nước, học chống tham nhũng, học chữ, học toán, vật lý, hóa học,..Tiếc thay trong tất cả cái sự học đầy ắp và nặng nề đó các con chỉ là những cỗ máy ghi chép nhớ và thuộc lòng, mang nặng tính thi cữ hình thức.

Các con được hấp thụ một nền giáo dục dựa trên nền tảng cái biết được quy định. Kiến thức mà các con lĩnh hội được sàng lọc sao cho chỉ phù hợp với giới cầm quyền. Các con thụ động nhận nền tảng kiến thức đó mà hoàn toàn không được phép phản biện, không được phép nghĩ khác đi hay đặt dấu hỏi về sự nghi ngờ! Nhiệm vụ học tập của các con là làm sao tiêu hóa mớ kiến thức kỳ dị và phản khoa học đó. Các con được dạy về triết học Mác Lê Nin. Thứ triết học mà người lớn, những kẻ cầm quyền tôn thờ chúng.

Các con được dạy dỗ về thể chế nhà nước- một nhà nước tiến bộ của dân do dân và vì dân. Các con được dạy bảo rằng quê hương và nền tảng chính trị của chế độ ta là nền tảng của dân chủ và tự do gấp vạn lần các quốc gia tư bản khác. Các con được dạy dỗ yêu nước đồng thời với yêu chế độ XHCN,...

Các con sẽ học hỏi và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Các con được học rằng chỉ có tấm gương đó mới thực sự cao cả và đáng học hơn cả. Tấm gương ấy là điển hình cho một tầm cỡ đạo đức đỉnh cao. Nếu có ai trong số các con nghi ngờ hay phản biện lại tấm gương đó. Các con sẽ được liệt vào nhóm học sinh vi phạm đạo đức. Và khi ấy hạnh kiểm kém cỏi cũng đồng nghĩa với việc con đương học vấn của các con đã trở nên chông gai hơn. Bởi học vấn trong chế độ ta song hành cùng "đạo đức". Thứ đạo đức phục tùng tuyệt đối và không nghi vấn. Đạo đức gọi dạ bảo vâng, chấp hành mệnh lệnh hơn là phản đối và cứng đầu. Đạo đức mà các con được các nhà giáo dục khả kình truyền dạy là thứ đạo đức bắt chước mà không tra vấn xét hỏi vào bên trong bản chất của vấn đề và sự kiện.

Các con được dạy dỗ quốc gia Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất lãnh đạo là "sự lựa chọn" duy nhất của toàn thể nhân dân. Các con được dạy dỗ duy trì tình hữu nghị láng giềng với người bạn lớn phương bắc. Mọi động thái phản đối hay đả phá tình hữu nghị này sẽ là hành động mặc nhiên chống đối lại đường lối của Đảng, của nhà nước. Các con được dạy dỗ lòng tự hào dân tộc, nhưng làm sao các con biết được rằng ẩn bên dưới niềm tự hào dân tộc ấy là sự chia rẽ và hận thù, là nguồn gốc khởi sự chiến tranh triền miên.

Khi các con học cái gọi là lịch sử đó. Các con có bao giờ tự hỏi rằng các dữ kiện ấy là mớ kiến thức sàm sử được vẽ ra, rà soát, chọn lọc sao cho chỉ có lợi cho nhà cầm quyền. Kiến thức lịch sử mà các con được nhồi nhét ấy có phản ánh trung thực của một giai đoạn quá khứ đầy thương đau của dân tộc ta hay không. Hay nó chỉ là thứ sử hào nhoáng, hào hùng mô tả niềm hân hoan, khoái lạc của người thắng cuộc?

Các con được truyền dạy truyền thống yêu nước. Các con được đồng hóa lòng yêu nước với tình yêu chủ nghĩa xã hội. Các con dược dạy dỗ rằng chúng ta một thế hệ hạnh phúc đang mang trên mình ơn của Đảng vinh quang và vĩ đại. Một tổ chức thuộc những người ưu tú đồng tâm hiệp lực đấu tranh giải phóng dân tộc,..
Các con học về lịch sử nhưng các con không thể nào biết chiến thắng ấy thực ra chỉ là tay không bắt giặc của nhân dân ta. Để có chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày "giải phóng" 30 tháng 4 chúng ta phải trả một giá đắt như thế nào về chủ quyền đất nước, những thỏa thuận ngầm bỉ ổi chính trị đáng lên án.

Các con học lịch sử, thế nhưng lịch sử có dạy cho các con biết rằng sau khi bên thắng cuộc vào miền nam thì cũng là thời khắc hàng triệu người ở miền nam chịu ly tán đau thương vì học tập cải tạo, vì vượt biên, vì cải tạo công thương nghiệp tàn khốc,...

Các con hoc về địa lý nước nhà, các con sẽ biết được quê hương mình tươi đẹp như thế nào, tài nguyên giàu có ra sao, rừng vàng biển bạc,... Nhưng các con không thể nào biết được rằng các nhóm lợi ích nào đang đua nhau giành giật khai thác từ than đá thổ phỉ, bô xít, vonfram núi Pháo, vàng, quặng sắt titan, ...được khai thác hủy hoại ra sao. Các con cũng sẽ không biết được rừng và thủy điện được khai thác ra sao. Hậu quả khôn lường để lại dầy đặc cho đất nước này? Chúng được tiếp tay bởi một bộ máy quản lý đầy tham nhũng, làm ngơ cho các nhóm lợi ích khai thác lậu bán thô sang Trung Quốc và tư túi,...? Vậy các con có cần học để biết những chuyện đó không?

Trên biển Đông ngư dân Trung Quốc gần như thống trị khai thác. Còn ngư dân mình bị chúng đuổi bắt, bị bắn chết trên chính ngư trường của mình. Đổi lại là những phản ứng yếu ớt của chính quyền vì dân một cách khó hiểu? Các con có cần học điều đó không?

Các con được truyền dạy việc học như là một sự trả ơn cho cha mẹ các con đã khổ công nuôi nhọc. Các con được dạy dỗ rằng học là con đường để thoát nghèo hơn là học để tìm thấy một sự độc lập của bản thân, chừng nào các con được giáo dục và cổ xúy như thế là chừng ấy thời gian các con còn thấy những cá nhân trưởng thành ích kỷ, có cái nghĩ theo bầy đàn, những cá nhân lệ thuộc. Và chính những con người được giáo dục đó sẽ là nền tảng của xung đột và khủng hoảng trong tương lai tiếp nối.

Độc lập trong suy nghĩ và nhìn mọi vấn đề và sự kiện dưới con mắt của sự tra xét và nghi vấn sẽ giúp cho chúng ta không lệ thuộc và hành động theo bầy đàn! Chừng nào nền giáo dục còn chưa làm được việc này thì chừng đó nền giáo dục ấy còn mãi ấu trĩ và lạc hậu. Và nó chính là cái kết quả mà các con đang nhìn thấy trong xã hội chúng ta hiện nay. Tham nhũng, tôn vinh giá trị vật chất, con người ngày càng hành xử với nhau theo tinh thần mạnh được yếu thua.

Điều cuối cùng mà bố muốn nhắn nhủ đến các con, sự học đó là mỗi cá nhân phải được sống tách biệt khỏi người khác, cá nhân có quyền sống theo kinh nghiệm riêng tư của mình để tìm ra ý nghĩa đích thực của đời mình.