Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Người đàn bà kỳ lạ!


Nếu có dịp nào đi từ Tiền Giang về Sài Gòn, mời bạn ghé quá quán cơm Ngọc Mai đầu đường cao tốc Trung Lương Sài Gòn, Quán bình dân thôi, giá cả vừa phải, đồ ăn tươi ngon, nêm nếm theo lối miền tây hơi nhiều đường, thực khách đa dạng, công nhân, tài xế xe tải đường dài, quan chức,..
Điều đáng nói là quán này có một bà lão độ chừng 60-70 kiếm sống ở đây Nếu bạn ghé vào tầm buổi trưa từ 11-12 giờ sẽ thấy bà. Trên đầu bà bao giờ cũng có cái nón là đội sùm sụp che mặt người, Khoác trên mình manh áo gồm nhiều miếng vải vụn ghép lại.
Bà lão dáng gầy nhom nhưng khá nhanh nhẹn. Mỗi khi có thực khách vào ăn cơm, bà sẽ đi lòng vòng các bàn ăn để chờ khách quăng xương xuống và nhặt nhạnh lại cho vào túi nylon. Sau khi đã nhặt đủ số lượng xương thịt vịt, xương heo, xương cá bà sẽ ra gốc cây cao bụng gần đó và bắt đầu lôi ra mớ thực phẩm ngồi nhai ngấu ngiến.
Điều kỳ lạ là nếu có thực khách nào thấy ái náy mua cho bà một suất cơm hay sớt cho bà một đĩa cơm bà sẽ lắc đầu từ chối ngay. Có lần vào quán, khi thấy hành động nhặt đồ ăn khách vứt đi, mình bới một tô cơm, gắp cho bà cái đùi vịt và đem đến nhưng bà từ chối và nói " Cơm ấy là của chú, chú hãy giữ lấy mà ăn, cảm ơn chú tôi không ăn đâu. Phần thức ăn tôi kiếm được đủ rồi, không phiền đến chú!"
Cho dù bạn có cố nài nỉ kiểu gì bà cũng không lấy, rồi bà cứ tiếp tục đi vòng quanh các bàn. Có khi vừa nhặt được miếng cổ vịt người ta vừa vứt đi, bà vừa phủi bụi cát bám vào miếng xương vừa đưa lên miệng gặm ngon lành!
Quan sát bà lão trông không thấy gì là tâm thần cả, nhưng không hiểu vì sao khi cho thức ăn bà lại từ chối. Có lần cho bà 100 ngàn. Bà ngạc nhiên nhìn, rồi bảo "Chú làm công nhân trông cũng nghèo, thôi chú cứ giữ tiền đó mà xài, tôi không lấy đâu!" Năn nỉ dữ lắm bà mới chịu cầm nhưng miệng không lúc nào ngớt cảm ơn.
Hôm qua trên đường về nhà, bắt gặp hình ảnh một ông lão già tần ngần đứng cạnh bọc quýt thái người ta vứt ngoài đường, Ông lão nhìn cái túi, nhìn xung quanh rồi cúi xuống mở cái bọc quýt ra lựa từng trái một. Trái nào còn tươi ngon ông lão bỏ vào cái túi vác vai.
Hai hình ảnh này khiến liên tưởng đến một câu nói khá hay: "You have succeeded in life when all you really want is only what you really need" Tạm dịch : "Thành công trong đời bạn chỉ đến khi những gì bạn thực sự muốn sở hữu là những gì mà bạn thực sự cần"
Khốnn thay ở xã hội ưu việt này, những kẻ ăn trên ngồi trốc muốn nhiều hơn nhưng cái mà chúng cần vì lòng tham vô đáy. Biết bao giờ chúng biết cuối xuống đống phân người mà chúng vừa ị ra  nhặt lấy linh hồn đem rửa ráy, để cho những người dân như bà lão ở quán Ngọc Mai, ông lão ven đường không còn cuối xuống nhặt nhạnh thức ăn người khác bỏ đi!?

Má thích tụi bay rồi đó!


Tết này má nằm viện suốt vì tuổi già sức yếu. Được cái tụi bay cũng nhớ má mà đến thăm liên kỳ hồi trận. Rồi có thằng làm thơ ca ngợi má nữa chứ! Thiệt đất nước mình người người làm thơ, nhà nhà làm thơ. Toàn thơ thứ dữ không bay. Quả không ngoa khi xứ người phong tặng xứ ta "cường quốc thơ" . Hôm rồi má nghe có con gi bên hội nhà thơ qua Mỹ làm ngày thơ mà bọn Mỹ bu nghe thiệt là ham. Thôi bay coi tìm cách quảng bá thơ ca ra thế giới. Làm sao mà khi chúng nó đọc thơ ta là thấy tâm hồn Vịt dưới sự lãnh đạo của Đ, của BH lúc nào con người cũng thông tuệ như nhà thơ bay nhé!
Ôi bay bày vẽ chi cho má ngại hết sức. Thằng tư Tịt bên mặt trận tổ quốc thì biếu má hộp yến sào Xẻo Quýt, con bảy Hâm hội phụ nữ tặng má mấy chai dầu thơm, thằng tám than bên ngành điện tặng má mấy túi quà toàn là đồ ngoại không nhe, thằng ba xẻ làm bên dầu khí tặng má mấy hộp thực phẩm chức năng,...đồ thiệt là nhiều, má vui lắm bay!
Hôm nay đông đủ thế này mà kể chuyện thời xưa cho các con nghe. Sở dĩ thỉnh thoảng tụi bay thăm tao là tao biết bay muốn gì rồi! Mỗi lần má kể câu chuyện bay nhớ kêu con Ba hấp làm bên thông tin ngồi với má, đặng ghi chép lại mấy tư liệu để dành cho thế hệ mai sau có cái mà biết ngày xưa cha ông ta đánh giặc Mỹ như thế nào nha!
Năm nay má nằm viện có chín ngày hà. Được cái chiều nào cũng có mấy đứa làm bên đoàn phường ghé dắt má đi chơi, ngồi ghế đá công viên hóng gió. Mà tính má bay biết rồi, có gì là cứ cho con cháu hết. Ba cái quà tụi bay tặng tao chất đống đó có dùng gì đâu, thôi thì thằng, đứa nào ghé dắt má đí dạo má đều cho chúng tất. Đứa chai dầu thơm cô gái Sài Gòn, đứa hộp bánh Bibica,...vậy mà chúng hăng hái như đi nghĩa vụ quân sự vậy đó!
Một điều làm má vui trong mấy ngày nằm viện là dạo này thấy thanh niên quýnh nhau nhập viện thấy mà ham. Hoà bình rồi tao sợ đứa nào cũng lo làm giàu, không còn thích đánh nhau mà má đâm lo bay à! Nước mình có được độc lập tự do, có cơm ăn áo ấm là cũng nhờ ơn đảng chỉ dạy cách đánh nhau, nhờ ơn BH đi học cách đánh nhau rồi về sáng tạo, áp dụng vào thực tiễn con người Việt mà đánh nhau thế nào cho hiệu quả. Má bay đây  được danh hiệu BMVNAH là nhờ động viên cho con cái đi đánh nhau mà có! Đẻ bao nhiêu đứa má đều cho chúng đi đánh nhau hết.
Ba đứa chết vì mìn, một thằng ăn đạn, hai thằng bị mocchê bay xuống hầm lúc trồn càn. Chết hết nghĩ cũng buồn bay à. Dẫu gì cũng còn đỡ hơn con Thông già xóm má. Con của mụ ấy đi lính nguỵ cũng chết hai ba đứa. Hoà bình phe ta thắng nhìn cái mẹt con mụ ấy thấy hổng ưa gì đâu bay. Chính quyền có ai thèm ghé nhà cái lũ nợ máu cách mạng đâu. Đã thế cái nghĩa địa giành chôn đám tử sĩ nguỵ còn bị giải toả thiệt là vui trong bụng. Hôm giải toả biết bao là hài cốt mà thân nhân cái lũ nguỵ chết ấy, phần thì trốn đi sau giải phóng phe ta vào, phần thì lo sợ này nọ nên xương cốt bị đào bới lên hết. má là má căm thù lũ chúng nó lắm bay. À cái vụ nghĩa trang tử sĩ nguỵ ở BH bay để cho hoang phế má thấy hả lòng hả dạ lắm bay!
Kỳ này kỷ niệm 40 giải phóng miền nam bay nhớ làm to to cho tao ưng cái bụng nhe! Nhớ ca ngợi chiến thắng này là chiến thắng vĩ đại, Chiến thắng đã giúp giải phóng đất nước ta thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc Mỹ thay thế bằng ách đô hộ mới của Đảng ta! Úi xí lộn, dạo này già cả lãnh đạo mà tao cứ nói ách đô hộ không hà! hé hé hé...má cười văng cả miếng trầu đỏ lồm, thiệt ớn ghê á!
Má vui nhứt là tết nhất lễ lạt bay vào thăm má, tặng quà ì xèo. Đã thế còn xây nhà tình thương cho má nữa chớ. Còn cái mụ Thông ấy nhà cửa buồn hiu, có ma nào thèm thăm đâu, thiệt hả dạ hết sức. Ai biểu ngu theo nguỵ chi, hí hí hí...Má vui hết sức bay.
Má khoái mỗi lần đám giỗ ba bay tụi bay về cúng kiến, quà bánh thiệt là hoành tráng. Còn nhà mụ ấy thì nhang khói lặng lẽ đìu hiu, đáng đời ai biểu theo phe thua chi há bay! Chưa hết đâu bay rồi nào còn ưu đãi này nọ nữa chớ. Ưu đãi cho BMVNAH thi đại học được cộng điểm, ưu đãi khám chữa bệnh, tàu xe, máy bay. Mỗi lần lễ lớn đóng áo dài ngồi hàng ghế danh dự xem diễu binh, diễu hành, đi thăm mả BH, ra thăm thủ đô, gặp lãnh đạo hồi xưa trốn hầm nhà má thiệt là tự hào.
Nhớ cái vụ ưu đãi thi đại học má mắc cỡ hết biết! Hồi xưa đào hầm, lo đẻ con cho cách mạng nên má có học hành chi đâu, giờ bay biểu má thi đại học thiệt ngại quá!
Bốn mươi năm mà bay còn ca ngợi phe ta tài giỏi, phe địch ngu làm cho chúng nhục dài dài thiệt là bay giỏi, má ngưỡng mộ hết sức! Đất nước mình mạnh được như hôm nay là nhờ các con lãnh đạo vinh quang. Dân chúng chỉ còn biết vui chơi chăm lo đi đền chúa miếu mạo. Lễ hội nào cũng chật ních người! Con nhang, con đèn đông vui ầm ĩ. Quan chức nhà mình chỉ lo cầu thăng quan tiến chức. Má khoái nhất là cảnh thanh niên thời đại BH tranh giành ấn phết,...đánh nhau thiệt là hãnh diện gì đâu.
Thanh niên trai tráng là phải biết thể hiện cơ bắp lẫn nhau, đánh nhau giành gái, đánh nhau va quẹt xe, đánh nhau vì bất cứ lý do nào,...vầy tụi đế quốc nó mới sợ chứ!
Nhân cái vụ đánh nhau thời nay má nhớ vụ thằng tư Ngổ chết hồi năm 67. Hồi đó cái làng của má cũng yên bình! Lộn xộn lên từ lúc má nuôi giấu cán bộ đi B. Nhà má nuôi thằng Bảy ốm. Cả ngày chỉ ở trong hầm, Tối mới ra ngoài, lâu lâu thấy nó tụ tập bàn bạc gì đó. má có hỏi nó bảo tụi con làm cách mạng, lập kế hoạch đánh bọn Mỹ-Nguỵ Thằng Tư ngổ là đứa con thứ ba của má. Hồi lúc sống với má nó hiền gì đâu bay!
Hôm thằng bảy ốm cán bộ đi B rủ nó đi quăng lựu đạn trong rạp hát ngoài thị xã về trốn trong hầm nhà má! Má hỏi thằng nhỏ đâu vậy mà nó nói con đi có một mình thôi. Sáng hôm sau má đi chợ thấy người ta nói có đứa con nít ném lựu đạn giết dân thường bị quân cảnh bắn chết! Vào nhà xác mới biết là thằng tư Ngỗ. Thiệt cái thằng nói dóc ghê á! Thằng Ngỗ con má thích thằng bảy ốm vì cái tài tuyên giáo của nó. Nó nói như rót mật vào tai thằng nhỏ. Lúc đó thằng tư mới có 12 tuổi có biết gì đâu, Thằng bảy ốm xúi nó vào ném, nó đứng ngoài. Ném xong thằng bảy ốm bỏ thằng nhỏ dzọt mất. Thằng nhỏ chạy không kịp bị quân cảnh bắn chết!
Hồi xưa mấy thằng cán bộ đi B thằng nào thằng nấy nói dóc tổ mẹ. Chuyện thằng Ngỗ chết rành rành ra đó mà nó cũng kể công là của nó. Chuyện tụi bay nói dóc riết rồi lan sang cả xã hội cùng nói dóc thiệt vui. Mà thôi nói dóc cho đời thêm màu hồng. Tụi bay dạy con nít nói dóc vì tụi bay là tổ sư nói dóc. Má hồi xưa cũng khoái nghe tụi bay tuyên huấn. Đánh Mỹ xong nước mình sẽ giàu như Liên Xô, như Cuba. giờ thấy giàu chưa bằng Liên Xô nhưng giàu hơn Lào, Cu ba, hơn thằng khỉ đột Mugabe má cũng mừng lắm rồi! Chắc từ từ rồi giàu hơn Mỹ mấy hồi. Tụi bay kiên định xây dựng nước ta giàu mạnh bằng con đường đi lên XHCN. Mà lên XHCN thì tiến lên thế giới đại đồng CS phát triển là chắc ăn như bắp. Lúc đó tài sản ê hề, ai muốn xài gì cứ mà xài. Má lúc đó chết, tụi bay nhớ làm cái mả to to cho má vui nhe! Nhớ nhờ giáo xư VK viết câu đối táng lên mộ má luôn thể!
Anh hùng đôi khi cũng là sự may mắn và hèn nhát há bay! Thằng tư chết ngu, má trở thành BMAH, Thằng bảy ốm hèn nhát sống làm quan to cũng là nhờ biết sử dụng người. Chuyện dân chúng đánh nhau cũng giống chuyện con má chết vậy bay há! Hồi xưa đánh nhau vì nghe lời khỉ,  thời nay đánh nhau cũng vì mấy cái trò khỉ nốt. Được cái khỉ quánh nhau thành ra xã hội khỉ. Xã hội có thành khỉ mới có CNXH nha bay!

Xã hội mang cặp mắt cú vọ!


Chim cú mèo có cặp mắt mở to nhìn khá là dễ thương. Loài này có đặc tính là săn mồi ban đêm nên đôi mắt của chúng có thể nhìn trong đêm tối khá rõ. Và đặc điểm nổi bật ở đôi mắt mở to này là nhìn láo liên để tìm kiếm mồi. Chim cú mèo rất có ít cho con người trong hoạt động nông nghiệpv ì chúng săn bắt chuột, các loài côn trùng bay,rắn là thức ăn chính của chúng. 
Chim cú mèo nằm trong danh sách các loài động vật hoang dã quí hiếm cần phải được bảo vệ và cấm săn bắt. Tuy nhiên, ngày nay chim cú mèo hoang dã trong môi trường của VN rất khan hiếm, nếu không muốn nói là tuyệt chủng. Một phần do người VN mê tín cho rằng cú mèo là con vật xúi quẫy, kết hợp với nạn săn bắn bừa bãi.
Sở dĩ đề cặp đến một chút đặc tính sinh học của loài này là để giải oan cho con vật có đôi mắt hiền lành khi được con người ví von với những kẻ có cặp mắt cú vọ.
Hôm qua đón con gái ở trường, nhìn lũ trẻ ở tuổi tiểu học tan trường ngồi túm tụm thành từng nhóm. Nhóm thì học bài, đọc sách, nhóm thì tô màu, nhóm nhảy dây, hay chạy nhảy đùa giỡn bổng nhiên khoé mắt cay cay, không ngăn được dòng nước mắt tuôn trào. 
Sự hồn nhiên và ngây thơ của trẻ con có cái gì đó thánh thiện tinh khiết đến kỳ lạ. Mình ước sao nền giáo dục của VN thực sự khai phóng và nhân bản để đừng bao giờ nhồi nhét vào đầu chúng những hận thù, ích kỷ, xét nét, dò la và chia rẽ. Tâm trí đứa trẻ như tờ giấy trắng. Nền giáo dục sẽ viết gì đẹp đẽ lên đó hay bôi bẩn chúng để rồi mai này khi lớn lên, sự bẩn thỉu, lòng tham, sự thù hận, tính ích kỷ sẽ là hành trang "khốn nạn" theo chúng và đời!?
Mỗi sáng đưa con đến trường hay chiều đón con về lúc nào cũng mang tâm tư trĩu nặng vì những câu chuyện con gái kể. Câu chuyện con hay kể nhất là quyền uy của "Sao Đỏ". Con gái bảo "tụi sao đỏ nó dữ lắm bố, Có đứa nó còn đòi đánh con, hay ăn hiếp những đứa khác vì làm sai "nội quy" của trường. thí dụ như sao đỏ sẽ ghi tên đứa nào đi trễ sau hồi trống vào lớp, nói chuyện riêng, đọc sách khi xếp hàng, hoặc có đứa ăn chậm nên khi đã xếp hàng vào lớp mà còn thậm thụt ăn sẽ bị sao đỏ ghi tên. Giờ ra chơi sao đỏ sẽ đi các lớp nếu phát hiện học sinh nào còn trong lớp sẽ bị ghi tên,...
Có lần chứng kiền cảnh phụ huynh cũng lo lắng con mình bị sao đỏ ghi tên khi đưa con đến trường trễ. Họ bảo chạy lẹ vào đi con. Đừng để sao đỏ thấy sẽ bị ghi tên đó. Tâm lý hầu hết những đứa trẻ đến trường đều rất sợ hay rất ghét sao đỏ. Vì khi bị ghi tên thì danh sách này sẽ gửi đến cô giáo viên chủ nhiệm, Nếu mà lớp nào có học sinh bị ghi điểm sẽ làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua tuần của lớp. Rồi thì đứa học sinh bị ghi tên đó sẽ là tội đồ của lớp vì "gã" hay "ả" chính là nguyên do làm thành tích thi đua của lớp bị xếp hạng kém,...bị cô giáo quở trách, bị phạt,...
Các phong trào thi đua ở trường cũng là chuyện đáng bàn. Mỗi học sinh là mỗi một tính cách độc lập mà nền giáo dục là cần phát hiện ra các tính cách này để làm sao khích lệ chúng nếu đó là tính cách đặc biệt, thiên tài hay uốn nắn chúng nếu có biểu hiện ích kỷ, độc ác. Thi đua sẽ làm nhất thể hoá mọi cá nhân thành những kẻ đồng đẳng và dần triệt tiêu sự sáng tạo cũng như trí thông minh của trẻ. Thi đua sẽ làm trẻ bị áp lực không cần thiết, làm chúng cảm thấy gò bó, áp đặt,...
Người ta thường rêu rao khẩu hiệu trường học thân thiện, nhưng không hiểu vì sao nhà trường ở VN có cái gọi là sao đỏ đáng sợ như thế. Ở bất kỳ cấp học nào cũng có những đội nhòm sao đỏ, đóng vai trò như là những gã cảnh sát mật vụ làm cánh tay nối dài cho các ma ma tổng quản giám thị. Sự trao quyền lực của người lớn cho những đứa trẻ ngây thơ dễ khiến chúng ảo tưởng quyền lực quá sớm. Và dĩ nhiên, chúng sẽ trở thành những đứa trẻ sớm láo cá, lùng sục, dò la để cố mà bắt được những sai lầm của bạn bè đồng lứa. Thậm chí vì áp lực thành tích, chúng sẽ thành những con cú vọ, soi mói, hay cố gắng làm sao để bắt những tay tội đồ ngây thơ. rồi chúng sẽ được khen ngợi vì làm những việc làm trời ơi mà lẽ ra ở cái tuổi đó bé không nên được giao quyền. Ở cái tuổi mà lẽ ra sự hồn nhiên, ngây thơ hơn là làm tay mật thám nhí!?
Thằng con lớn nó bảo: "Bố biết không, ở trường con cũng có vài đứa bị công an mời lên làm việc vì có thái độ chính trị không tốt, như nói xấu BH, nói xấu chế độ!? Ở trường nếu nói chuyện chính trị mà có đụng chạm chế độ tụi con ỉt khi dám công khai vì luôn có một nhóm theo dõi, báo cáo các hành vi này lên đoàn trường?
Giáo dục phải mang một triết lý khai phóng và nhân bản. Khai phóng là mở ra cho đứa trẻ một nền tảng trí thông minh để trẻ học hỏi giúp cá nhân mình thành công trong cuộc sống.Và quan trọng nhất là cá nhân đó sẽ không sợ hãi. Vì sợ hãi sẽ tiêu diệt trí thông minh, biến các cá nhân sợ hãi thành những con cừu dễ bảo. Một xã hội mà quá nhiều các cá nhân đầy sợ hãi, xã hội đó sẽ không có sáng tạo. đất nước sẽ mãi mãi chìm đắm trong đói nghèo lạc hậu, chia rẽ vì độc tài lên ngôi.
Nhân bản là giúp cho trẻ thấy mình được đối xử bình đẳng, thay vì ảo tưởng quyền lực hay sợ hãy và ghét bỏ.
"Bố ơi con sợ sao đỏ lắm". Ngày nào cũng nghe con gái nói câu này trong bất lực của kẻ làm cha khốn khổ!

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Cha "Tôi"

Ông nội tui có ba người con, quê ông nội tui thuộc vùng bắc trung bộ. Hồi đó ông nội tui cũng ráng học hành để mong đỗ đạt ra làm quan. Ngặt cái, vốn đầu óc ông nội không được thông minh lắm. Cha tôi kể, mỗi lần học chữ nho là ông nội cứ chửi um lên “Cái thứ chữ gì kỳ quặc toàn que là que”. Nhưng vì ông cố rất hung dữ nên ông nội phải cắn rắng mà cặm cụi nhét cái thứ kỳ quặc ấy vô đâu. Nước chảy đá cũng mòn mà. Thi tới thi lui nhiều lần ông cũng đỗ được cái học vị vớt là phó bảng.
Khi ông nội đỗ đạt thành tài, cụ cố nhà tôi mừng rỡ. Cha bảo, lúc đó cụ cố cho giết nguyên con chó vừa là chủ tịch vệ sĩ kiêm giám đốc vệ sinh phân bắc của nhà tôi để đãi dân làng với rượu nút chuối. Hồi ấy dân trong làng hay ỉa đồng. Ỉa đồng có cái hay là vừa mát đít lại có thực phẩm nuôi chó, thậm chí họ còn chả thèm chùi đít. Ỉa xong cứ chổng khu bảo con vện liếm, cảm giác sồn sột lạ lắm. Liếm xong kéo quần lên đi tán gái thiệt hết í! Chó xơi phân băc lớn lên thịt chó rồi lại ỉa ra nuôi chó tiếp. Cái vòng tròn sinh thái người-phân người-chó-người ấy mà nuôi cái làng cái xóm ông tui thành danh phận không đấy!
Nhiều lần chạy lên chạy xuống để lo lót quan đầu tỉnh, cuối cùng ông nội cũng được bổ nhiệm cái chức quan be bé, làm cai quản đám tù tham nhũng vặt và ăn trộm vặt ở cái huyện nghèo kiết xác. Vốn ham chơi lại thích uống rượu, ông chả lo gì chuyện vợ con, ông nội hầu như ngày nào cũng say sỉn. Nhiều khi vừa nhậu vừa làm việc công, ông nội có tính thích xem lính lệ đánh người phạm tội. Vừa xem lính lệ đánh phạm nhân vừa uống rượu .
Có lần ông bảo lính lệ đánh anh phu xe trộm gà của bà nội đến chết. Nghe nói, hôm đó má của anh phu xe bị bệnh mà không có tiền đi viện nên anh phu liều mạng trộm con gà mái dầu của bà nội. Con gà mái dầu mà ông nội định bụng chiều nay sẽ thịt để làm mồi đãi quan lớn về thăm chỉ đạo công tác nhậu.
Chuyện anh phu bị đánh chết lên tai quan tỉnh khiến ông nội bị mất luôn chức quan. Dân làng tôi có cái lệ khi đi làm ăn xa mà nghèo quá hay thất bại thì họ chẳng bao giờ quay về làng vì cái tính sĩ rất cao. Họ chỉ quay về khi giàu có vừa để khoe khoang cái sự thành đạt, làm nở mặt nở mày dòng họ. Ông nội cũng không ngoài cái lệ ấy. Sau khi bị cách chức quan, ông bỏ xứ đi biệt luôn. Ngày ông cố chết có kêu về chịu tang nhưng phần vì xấu hổ, phần vì không có tiền nên ông cũng không về.
Dân làng tôi hễ bỏ xứ đi thì xuôi nam. Phần vì vào trỏng dễ kiếm sống. Hơn nữa dân nam hiền lành ai đến cũng cưu mang. Ông nội bỏ cả vợ con, một mình vửa đu tàu hoả, vừa khi đi nhờ thuyền ghe vì chả có tiền mua vé, lang bạt kỳ hồ khắp sông nước miền tây. Vào trong này ông nội khoái lắm vì dân miền tây nhậu như cái hũ chìm hạp với tính ông.
Nghe nói ở cái xứ Hoà An, Cao Lãnh trồng thuốc lá đất đai trù phú, dân làng thích nhậu và tốt bụng nên ông nội kiếm miếng đất dựng cái lều mở phòng mạch hốt thuốc bắc cho dân trong vùng mua về ngâm rượu. Thuốc bắc của ông nội toàn ba thứ vô bỗ nhưng được cái ngâm vô có màu dễ uống. Dân làng chủ yếu hốt thuốc về ngâm rượu, trả công cho ông khi thì chai rượu đế, con khô để ông nhắm rượu.
Hồi học đại học, tôi có về đây thăm mộ ông, mộ của ông hồi đó tum hum, sè sè nắm đất bên đường như mộ Đạm Tiên, nhưng nhờ cha tui làm lớn nên giờ được sửa sang to như cái lăng của Lenin vậy đó. Về đây tui gặp chú Bảy Hồng làm nghề sửa máy đuôi tôm Gia đình chú bảy Hồng là người cho ông nội tôi cất chòi hốt thuốc ngâm rượu. Chú bảy Hồng nhậu dữ lắm. Chú bảo, cha tao hồi đó nhậu với ông nội mày mỗi ngày. Tao được sai chiết rượu cho cha và ông nội mày nhậu. Mỗi lần chiết rượu ra chai là tao xơi một cốc, riết rồi đô lên chả thua gì ông nội mày.
Nhà chú có nhiều bằng khen của các đời thủ tướng, chủ tịch nước treo la liệt trong nhà vì đã có công cho ông nội tôi tá túc và mua thuốc bắc để ông có tiền làm kế sinh nhai. Nhưng công lao lớn nhứt của gia đình chú bảy Hồng là đã chôn cất ông nội tui đàng hoàng. Nhắc đến mấy việc này chú Bảy Hồng tự hào lắm. Biết tui là cháu đích tôn nên chú mừng lắm. Đêm đó nhậu với chú say đến nỗi tui đái ra cả quần.
Sau khi ông nội tui bỏ nhà đi biệt tích, bà nội buồn tình bệnh rồi mất. Cha tôi phần có gien dốt của ông nội nên học hành cũng chả ra làm sao. Nhưng tánh cha lại thích làm thơ, viết báo. Nhiều bài viết của cha đọc nghe nó ngang ngang sao ấy. Thơ thì chôm của người ta về bảo với cả nhà là do mình sáng tác. Chữ nghĩa của cha cũng thuộc dạng lèm nhèm. Trước khi cha chết có viết lại bản di chúc.Viết cái gì mà ta nói nó sai chính tả quá trời, bôi xoá lung tung. Bản di chúc viết khó đọc đến nỗi mấy anh con lai Tàu, Lai Nga đọc hoài cũng không hiểu nên đến giờ, đại gia đình tui cũng chẳng biết ông cụ viết cái gì trong đó!?
Về sau phần vì nghèo, phần vì mồ côi mẹ nên không có tiền để theo đuổi việc học nên ông có làm đơn gửi cho ông đốc học người Pháp để xin vào học miễn phí ở trường thuộc địa, nhưng bị từ chối vì đơn viết sai chính tả nhiều quá.
Bị từ chối nên cha buồn tình mò vào nam xuống bến nhà rồng lang thang làm chân bốc xếp hàng trên cảng Khánh Hội. Mà bốc xếp thì được phép lên tàu nên những lúc trời mưa tàu đóng nắp hầm cha vào cabin trú mưa. Nhờ biết tiếng pháp võ vẽ mà cha lân la làm quen với đám thuỷ thủ tàu Like Touch xin một chân làm phụ bếp trên tàu. thấy tính cha hiền lành lại rành phong thổ đất sài gòn, nhứt là cái khoản dẫn gái cho thuỷ thủ nên tụi nó nhận ông.
Công việc của cha tôi là rửa rau, nhồi bột làm bánh mì, rửa chén đĩa cho đám thủy thủ. Cũng may là ông rửa bát sạch nên không bị đánh chết! Tối thì dắt gái về cho thuỷ thủ xả hàng.
Ngày tàu rời cảng nhà rồng lên đường sang pháp để nhận hàng cha được phép đi theo. Trong giới thuỷ thủ có một câu nói rất hay “Thuỷ thủ mỗi bến mỗi vợ”. Cha tôi được cái rất máu gái, tới đâu ông cũng có một bà, Paris thì có vợ pháp. Có một giai thoại về cha rất hay. Hồi đó mùa đông Paris lạnh lắm, tối ngủ phải có cục gạch nóng ôm cho đỡ lạnh, nên ban ngày cha tôi phải đem cục gạch sang lò bánh mì cạnh nhà để bên lò nướng, tối về ôm cục gạch để xua đi cái lạnh giá mùa đông Paris đầy tuyết rơi. Sau này khi cha chết, mấy anh nhà tôi có sang khu phố đó để tìm lại cục gạch về làm kỷ vật của cha thì gặp bà đầm Pháp, bà lão hỏi mấy chú tìm cái gì. Sau khi nghe mấy người anh nói lý do, bà cụ chỉ vào mình và bảo “cục gạch đó là tui nè!”
Tàu Like Touch qua Nga thì ông có một bà vợ Nga. Bà má Nga của tui đẻ cho cha tui cả đống con lai Nga. Sau đó tàu sang Hồng Công ông lấy bà xẫm người dân tộc Choang, mối tình này bền bĩ và kéo dài nhất đời ông. Ở với bà này ông có nhiều con nhất.
Phần lớn mấy ông anh lai tàu nhà tui nắm quyền chi phối hết trong nhà. Mấy ảnh muốn làm thì làm, chả thèm hỏi ý kiến ai. Có mỗi cái nhà thờ họ mà nhiều khi mấy ảnh còn dám đem sổ đỏ để thế chấp vay tiền về đánh bạc. Nghe đồn, kỳ rồi ông ngoại Tập qua bảo là đám xã hội đen cho mấy anh vay tiền, đòi xiết nợ lấy nhà đó!?
Ngày cha về nước, cha dắt theo cả bầy con nửa Tàu, nửa Nga. Mấy ông anh này về sau chả làm gì, chỉ được cái giỏi nói. Phần vì là dân lai căng nên gốc gác chẳng rõ ràng. Sống ở việt nam mà mấy anh lai Nga hễ làm cái gì cũng nói là làm cho nước Nga. Anh Lai Tàu thì bảo làm cho Trung Quốc. Anh em trong nhà mà cứ đánh đấm chửi bới suốt. Đặc biệt là mấy ảnh hay gây gổ với đám con người việt thuần của cha. Mấy ổng còn bảo tao đánh tụi bây là đánh cho Trung Quốc, quê cha đất tổ tao.
Gia phong nhà tui dạo này nát lắm, mấy đứa con lai Nga của cha có phần lép vế hơn mấy anh lai Tàu, vì nghe đâu má nga bây giờ nghèo lắm. Mấy anh xin miết mà má Đầm Nga hổng có tiền cho. Riêng bên ngoại của mấy người con lai Tàu thì giàu dữ lắm. Muốn ngửa tay xin tiền là có. Vừa rồi ông ngoại Tập qua thăm, còn cho cả ngàn tỉ tiền mao tệ xài chơi. Có tiền nhìn mặt mấy anh lai Tàu cứ vênh như cái bánh đa, thấy mà ghét!
Mấy ông anh con lai tui bảo, trước phúc lâm chung cha muốn nghe câu hò xứ Choang. Và nghe đâu cô y tá người Phúc kiến đã hát cho cha nghe bài “người đến từ triều châu”. Nghe xong bài này ông cụ mãn nguyện, nhoẻn miệng cười rồi nhắm mắt xuôi tay , hồn bay lên trời về với cụ Mác, cụ Lê .
Vì là cha chung nên khi cha mất mấy anh con lai nhà tui cứ đùn đẩy nhau việc chôn cất cha. Chẳng ông nào chịu làm, cuối cùng mấy ổng bàn nhau xây cái nhà, đưa xác ổng vào đó rồi từ từ tính. Rồi cái nhà cũng làm xong. Từ đó chẳng còn ai thèm quan tâm chuyện chôn cất cha, buồn thay đám con lai bất hiếu!
Ngộ một điều là từ khi cha chết, đám con cái của cha ngày càng nghèo kiết xác. Vừa rồi nhà có chuyện cần tiêu tiền mới vỡ ra chả còn xu nào, cả nhà quáng quàng lên chạy đi vay chút bạc của đám xã hội đen bên nhà ông ngoại Tập.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đảng ta vĩ đại thật!

Nghiên cứu các hiện tượng xã hội là thuộc tính phát triển của xã hội ưu việt của ta. Gần đây xã hội xôn xao vì báo chí của ta đưa con số thống kê có hơn 6200 trường hợp nhập viện là do bụp nhau. Bụp nhau vì ba xị đế, bụp nhau vì nhìn đểu nhau, bụp nhau vì gái, bụp nhau vì va chạm nhẹ trên đường lưu thông, bụp nhau vì tranh giành ấn, hoa tre ở các lễ hội,... Trong hơn 6200 ca nhập viện có hàng chục ca đã ra đi mãi không về, hàng ngàn ca chấn thương từ nặng tới tàn phế, để lại cho gia đình và xã hội bao nỗi tâm tư. Tuy nhiên đứng dưới góc độ và quan điểm triết học Mac-Lênin thì đây chỉ là hiện tượng "mâu thuẫn biện chứng" trong các cộng động dân cứ với nhau. Và Mâu thuẫn biện chứng này chỉ là các mặt đối lập ."Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập". Và chính sự tồn tại khách quan và phổ biến đó sinh ra chuyện quýnh nhau mà thôi!
Kỳ thực, chuyện quýnh nhau này tồn tại từ khi đảng ta ngày càng quang vinh và vĩ đại. Đảng ta Càng quang vinh và vĩ đại chừng nào thì quýnh nhau do mâu thuẫn biện chứng càng tăng cấp số nhân chừng ấy!
Một câu hỏi quan trọng cần đặt ra để giải toả lo âu cho Đảng ta đó là "chúng nó quýnh nhau như vậy có ảnh hưởng gì cho sự đảm bảo cầm quyền vĩnh viễn của đảng ta không?" Thay cho câu trả lời truyền thống, tôi xin đưa ra một hình ảnh thú vị để đảng ta xoa tay cười xoà! Một bàn tiệc đang ăn nhậu rôm rả, bên dưới bàn tiệc có dăm bảy con chó đang kiếm xương. Vô tình thực khách nào đó quăng mẫu xương thừa. Dzà thế là alê hấp, bầy chó đói sẽ nhao vào tranh giành mẫu xương đó. Gây ra hiện tượng ầm ĩ bên dưới gầm bàn. Tuy có vài thực khách hoảng sợ hay bị chó cắn nhầm vào ống quyển, nhưng không sao, lũ chó sẽ lại bị ai đó dùng ghế phang cho chúng chạy nháo nhào. Bàn tiệc trở về trạng thái ban đầu, mọi người lại xúm xít vào ăn như chưa hề có sự chia ly! 
Cách lý giải này cho thấy cái mâu thuẫn biện chứng ấy chỉ có giữa lũ chó với nhau mà không phải giữa lũ chó và đám thực khách sành ăn. Hay nói một cách cụ thể hơn. Việc bụp nhau trong xã hội ta chỉ là mâu thuẫn biện chứng giữa người dân với nhau chứ giữa người dân và sự lãnh đạo tài tình của đảng ta không hề có. Hay nói cách khác, hiện tượng mâu thuẫn biện chứng và sự lãnh đạo vĩnh viễn của đảng ta là hai mặt đối lập thống nhất cùng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong quan điểm mới về cách hiểu ta có thể thấy đây chỉ là mâu thuẫn không cơ bản hay còn gọi là mâu thuẫn thứ yếu.

Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
  • Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Như là: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản....Nước ta hoàn toàn không có mâu thuẫn này
  • Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng phương pháp đối kháng.
  • Nhìn vào hơn 6200 ca vào viện vì bụp nhau và dựa vào quan điểm triết học Mác_Lenin ta hoàn toàn có thể kết luận rằng đó là mâu thuẫn không đối kháng. Đấy chỉ là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví như việc chém nhau giành gái về cơ bản là vì lợi ích cục bộ, vung gậy cướp hoa tre, vung dao trong lễ hội đả cầu, cướp phết,...chỉ là của những người có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau về mặt tâm linh!
  • Từ khi Đảng ta cầm quyền độc tôn và vĩnh viễn, xã hội ta đã tận diệt giai cấp tư sản, giai cấp địa chủ. Toàn xã hội chỉ còn lại hai giai cấp, đó là giai cấp Đảng và giai cấp nhân dân. . Đây là hai giai cấp đại diện cho hai tập đoàn người có lợi ích cơ bản hoàn toàn không đối lập nhau. Đảng lãnh đạo được nhân dân đồng tình. Nhân dân nguyện tiến bước dưới cờ Đảng quang vinh! Đảng ta chẳng có tài sản gì hết ngoài tài sản 3 triệu đảng viên trung thành và các cán bộ nòng cốt giữ vai trò cố vấn trung thành cho đảng ta dù đã về hưu như Long Đứt Mạch, Trần Văn Tuyên Truyền, Lê Khả Phiêu diêu,...Các đồng chí đã ngày đêm ngồi trong những ngồi đền mẫu của Đạo thiên đường ta nghiên cứu, lý luận về sự trường tồn của Đạo ta. 
  • Sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết. Từ đó dẫn đến việc sự vật cũ bị mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sự vật mới ra đời là kết quả phủ định của cái cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
  • Điều đó cho chúng ta thấy rằng những mâu thuẫn không đối kháng xảy ra trong quá trình đấu tranh liên tục làm cho cái mạnh tồn tại, cái yếu tất yếu bị diệt vong. Tợ như hai kẻ quýnh nhau giành gái, tất yếu có thằng tử vong, có thằng tồn tại dù ôm đầu máu chẳng hạn thì cũng chỉ hai cá thể ấy biệt diệt vong. Nhưng Đảng lãnh đạo cái xã hội sinh ra những cảnh lộn xộn ấy cứ mãi quang vinh và vĩ đại. Và phủ định ấy là phủ định kế thừa vậy! Cái xã hội ấy ngày càng phát triển kế thừa trên nền tảng sự hung hãn. Tức là cái cũ không mất đi mà  ngày càng được cũng cố và phát triển không ngừng
  • Kết luận việc xã hội ngày càng đại loạn vì quýnh nhau chỉ làm tiền đề cho sự lớn mạnh không ngừng của đảng ta. Dân chúng có thể xôn xao khi nhìn thấy ngôi đền Taj Mahal của đồng chí Long Đứt Mạch xây tặng người tình, hay cụ Khiêu Vũ vít má hoa hậu hôn chùn chụt,... đó chỉ là thuần tuý xôn xao mâu thuẫn của thói GATO trong tâm lý những kẻ có cùng lợi ích cơ bản thống nhất nhau về cái sự ham giàu, hám gái thâu ợ!
  • May mắn thay trong xã hội mà giai cấp nhân dân của những kẻ nghèo, văn hoá thấp chỉ lo đánh nhau. Kẻ giàu văn hoá lùn lo làm giàu. "Trí thức gục đầu trong bia rượu, thi nhau bốc phét để quên hèn". Giai cấp đảng lo vơ vét hưởng thụ, nhưng kỳ thực không là mâu thuẫn đối kháng thì tiền đồ của Đạo thiên đường ngày càng xáng lạng là lẽ đương nhiên vậy!
  • Hy vọng mỗi năm con số thống kê các ca đánh nhau nhập viện ngày càng tăng, thiệt là hồng phúc biết bao!  

Con Tư Khùng.


Tình hình biển Đông có gì mới không bay? Dà, vẫn ổn định má à! Ổn định là thía nào, đâu bay kể má nắm sơ tí tình hình thời sự cái nè? Dạo này má già rồi, da mồi, tóc bạc, lại kèm thêm cái vụ điếc lác nữa, thiệt tình là má không biết gì nhiều, chỉ nghe đâu tụi Mỹ hồi con đánh nó cút, giờ phản đối vụ ni ầm ĩ lắm! Mà kể cũng lạ nhe! Chuyện Biển Đông là chuyện nội bộ nhà mềnh mà sao cái bọn sen đầm cuốc tế cứ thích chỏ mỏ vào chi bay!? Chuyện quốc gia biển đảo là chuyện chủ quyền của nát ta. Bay không lên tiếng thì thôi, hà cớ gí lũ Mỹ nó lên tiếng thay?
Hay giờ bay kết thân với nó nên mới ra nông nỗi. Bay làm gì thì làm phải nhớ công ơn bác Mao chứ! Không có bác ấy làm giề có Điện Biên Phủ, có thành công cải cách ruộng đất năm 1953, có lương khô cho chúng bay ăn mà đánh thắng Mỹ thiệt là tưng bừng,...Tao là tao nhớ mấy thằng hồi trốn trong hầm nhà tao nó bảo thế. Nó còn bảo nhờ thành công cách mạng của bác Mao mà chúng con giờ có VNDCCH thiệt là vĩ đại. "ngày BH hấp hối, cả một đoàn y bác sĩ Mao qua chữa trị hết sức là hoành tráng, nhưng vì sức khoẻ yếu quá nên BH không qua khỏi.
Giờ má ra đó mà xem, trên thế giới có ai xây cái mả to như mả BH nước mình đâu. Đã thế còn ướp xác như các vị vua Ai Cập xưa!."
Tao thương chúng bay nên mắng yêu thế! Nhưng cũng lo vì cái bọn thế lực thù địch nó cứ chửi bay ra rả. Hôm qua com Hai Hô làm bên thông tin  nó bảo tao " Má ơi, tụi phản độn g nó chửi mấy chú lãnh đạo nhà mình dữ lắm đó má! Mà không hiểu sao toàn dân một lòng nguyện đứng dưới cờ Đảng quang vinh mà sao dân chúng chửi nhiều thía!?" Nó còn nói "dân chúng nổi can qua là mấy trự nhà mình chui hầm, chui cống không kịp đó má!"
Bay coi con Hai hô nó nói có đúng không? Má lo quá bay!? Ừ má bảo cái này nghe nè. Bây coi thỉnh thoảng kêu lính lác về tu bổ mấy cái hầm hồi xưa má nuôi giấu cán bộ đi nha! Lâu rồi không có tu bổ chi, nhỡ có biến chui vào đó sao đặng! À mà nhắc tụi nó nhớ mở rộng mấy cái miệng hầm ra to to chút! Nhìn tướng thằng Bảy tâm tư , thằng Giàng vé số, con bảy Phóng dao,....má thấy thằng nào con nấy mập ú ụ hà!
Nhìn tụi bay má nhớ chuyện nuôi heo hồi xưa phổng phao, tăng trong thấy ham bay!  Miệng hầm hồi đó làm bé như lổ chó, tụi bay thằng nào thằng nấy ốm nhách như cọng mì nghe có động là biến nhanh lắm. Giờ có biến chui vào đó sao lọt bay!? Có điều mà cũng lo lắm bay. Miệng hầm càng to càng khó che giấu! Bay coi ăn uống chi cũng kiêng khem cho nó giảm cân tí! Phục phịch quá, nội cái chuyện chay không cũng đứt hơi rồi!
Hôm rồi có thằng Long Đứt Mạch về kêu người sửa lại cái hang. Hôm hoàn thành xong má xuống tham quan. Trời đất ơi, hầm trốn giặc mà nó xây to như cái cung điện cõi âm. Phòng tiếp khách còn đặt cả ngai vàng, lại còn xây thêm cái phòng ngủ với cái long sàng dành cho con vợ mài lá liễu mới của nó . Nhìn con vợ nó cái mặt dâm dâm ghê bay! Hồi xưa cái ngữ này mà xuống hầm thì chắc chẳng thằng nào ló mặt lên đâu! Nói xong má phun cái bã trầu cười khùng khục. Với tay kéo ống quần bánh ú chùi mép, rồi quét lên cái cột nhà, thấy mà gớm ghiếc!
Làm cách mạng giờ thằng nào thằng nấy đỗ đốn ra. Già cúp bình thiết rồi mà thằng nào cũng còn ham đèo bồng lắm. Mà thôi hồi trước bay cực quá, giờ cụp lạc cho bỏ những ngày khốn khó.
Bỗng dưng má trầm ngâm, "nhắc chuyện gái gú của tụi bay thời nay mà nhớ chuyện con Tư khùng nhà Bảy rách. Con tư hồi đó dễ thương hết sức. Cũng ba cái vụ đưa cơm cho cán bộ trốn hầm mà mang tiếng chữa hoang, thiệt tội! Nó giờ cứ lang thang đầu trên xóm dưới đòi con, khi khóc, khi cười. Đêm về nó ra cái hầm hồi xưa đứa con nó chết ngồi khóc thảm thiết! Khóc xong, réo thằng Tư Rỗ ra chửi không còn chi!
Giải phóng rồi, má nghe nói thằng Tư Rỗ làm to lắm. má có bảo nó bay coi về đưa con Tư khùng đi chữa trị, nó cứ bảo công việc cách mạng bận, rồi lẫn như chạch. thiệt là đám vong ân!
Hôm con Tư khùng đẻ được non tháng, có một đoàn y bác sĩ Mỹ về khám bệnh cho dân làng. Thằng Tư Rỗ nó bảo để con ném lựu đạn giết bọn Mỹ lập công dâng BH nhân ngày giỗ BH. Má chửi nó. "Đây có phải là bọn Mỹ ác ôn đâu mà bây làm ẩu?" Vậy mà nó cứ nhất quyết không nghe.
Sau khi quăng lựu đạn vào đoàn y tế Mỹ, bọn Mỹ nổi điên đi càn quét tìm cái đám du kích ác ôn để diệt. Dân làng sợ quá trốn hết. Con Tư ôm thằng nhỏ vào trốn trong cái hầm có thằng Tư rỗ đang run cầm cập như cầy sấy, mặt cắt không còn hột máu. Nhìn cái mặt nó má giận lắm! Đánh giặc thì phải đánh thằng có súng. Đàng này người ta về chữa bệnh cho con nít mà nó cũng không tha! Làm thế khác nào bọn Mỹ nó nói dân làng mình vong ân bội nghĩa! Cái vụ Mỹ lai hồi xưa cũng thế. Tụi bây toàn chơi trò mượn dao giết người! Núp trong dân rồi bắn lén ra. làm tụi nó nổi điên quay lại giết dân làng thiệt là đâu lòng quá!
Dưới hầm phần nóng, phần ngột ngạt tối thui thằng nhỏ khóc hung lắm. Nghe tiếng thằng nhỏ khóc thằng Tư Rỗ càng thêm lo sợ bị bọn Mỹ phát hiện. Nó bảo" Thôi Tư giết thằng nhỏ để bảo vệ cho cán bộ" Con Tư nghe thằng Tư Rỗ nói thế nó hãi lắm. Vừa nhìn đứa nhỏ, vừa nhìn thằng Tư Rỗ cái mặt ác ác gì đâu.
Ác cái, thằng nhỏ càng lúc càng khóc tợn. Thằng Tư càng lúc càng sợ hãi thúc con Tư giết thằng nhỏ càng hăng. "Nếu Tư nhất quyết vì chuyện riêng mà để cán bộ bị địch bắt thì tui phải hành xử theo lệnh!" Vừa nói nó vừa nhìn con Tư Hăm doạ. Con nhỏ sợ quá, hai dòng nước mắt chảy dài trên má. Xong nó lấy tay kéo vạt áo lên để lộ bầu vú căng tròn đầy sữa trắng muốt . Thằng Tư Rỗ nhìn cặp vú con Tư nuốt nước miếng đánh ực.  Bằng động tác của người mẹ đầy yêu thương và đau khổ, nó áp cái miệng nhỏ xíu đang khóc ngằn ngặt của thằng bé vào bầu vú của mình, thằng nhỏ ẩy ra vì ngộp, không nói không rằng! Thiệt trong đời má chưa từng thấy cảnh nào thê lương, khủng khiếp như thế!
Cứ thế con Tư ghì cái đầu thằng nhỏ chặt vào bầu vú của nó. Ép  mũi, miệng thằng nhỏ vào bầu sữa đã từng nuôi sống nó và cũng là nơi nó phải chết! Thằng nhỏ mới đầu còn giẫy giụa dữ lắm, cặp chân nhỏ xíu của nó càng lúc càng yếu dần . Bất chợt thằng Tư Rỗ chồm qua giữ đôi chân thằng nhỏ. Con Tư Giận dữ gạt phắt ra!? Không khí trong hầm dường như vón cục lại chỉ còn tiếng khục khục tuyệt vọng, tiếng đôi chân yếu ớt của thằng nhỏ sột soạt trên tay áo má nó, tiếng những con người hèn nhát thở gấp. Tiếng khóc con Tư uất nghẹn vì cắn chặt môi ghìm tiếng khóc đau đớn, máu chảy thành dòng từ miệng nó, ướt đẫm lưng thằng nhỏ!
Sau trận càn, con Tư ôm thằng nhỏ đi khắp làng vừa cười vừa khóc. Nó cứ khư khư ôm giữ thằng nhỏ không chịu để ai đem thằng nhỏ đi chôn. Dân làng buột phải ùa vào trói tay nó để giật lấy đứa bé giờ đã lạnh ngắt!
Con Tư khùng luôn từ cái đận ấy! Suốt ngày lôi tên BH, thằng Tư Rỗ ra réo. Má nghe đâu nhờ cái vụ trên mà thằng Tư rỗ được tặng bằng khen và được kết nạp Đảng luôn đó!
Lâu lâu má nhắc chuyện cũ cho bay vui. Giờ giải phóng rồi, mà con Hai Hô nó nói dân chửi bay giống như con Tư khùng chửi thằng Tư Rỗ hồi đó, má thiệt là lo quá! Bay coi ăn ở sao cho dân bớt chửi tí! Hồi đó má còn khoẻ, còn che giấu tụi bay được. Bay coi, giờ còn có bao nhiêu BMVNAH nữa đâu mà làm chuyện ấy! Có biến, chắc có nước tụi bay trốn đỡ trong nhà chứa của má mì bay thôi tụi con à!

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Thư con gái gửi bà mẹ quê!


Cuộc đời cứ như dòng sông trôi vậy đó má. Thân phận tụi con như những cánh hoa lục bình trôi tản mạn. Khi gặp dòng nước dữ ầm ào cuộn chảy thì tụi con bị nó điên cuồng cuốn trôi. Khi gặp dòng yên ả thì lặng lờ trôi theo dòng đời.. Cuộc sống cứ thế mà đi về biển lớn, nơi kết thúc mọi dòng chảy của con sông đời mà trong đó có má, có con, có tất thảy mọi người đang níu kéo kiếp sống trần gian buồn chán này má nhỉ!?
Nhớ cái đận hồi con mới ra đời và còn nhỏ nhít, sống cùng má với ba ở cái chòi ven đường làng. Cái chòi thì nhỏ híu, trưa nằm đếm hoa nắng xuyên qua kẽ lá mà vui bộn má chừ! Ba thì tối ngày đi bú diệu, má cắm đầu, chổng phao câu ngoài đồng nhổ cỏ, dặm lúa làm thuê cho lão Tám Tàng giàu nhứt xóm. Nhà lão có nhiều đất, lão là bí thơ ở cái xã nghèo như khỉ đánh đu mà sao lão giàu lạ. Nhà lão lúc nào cũng thấy nhang khói đì dùng bên cái bàn thờ BH. Đèn xanh chớp tắt lập loè, đã đã con mắt làm sao!
Hồi nớ, ai cũng bảo nhà mình nghèo vì không chịu thờ BH. Ba bảo tao cũng thờ nhưng khi lão Tám Tàng đi ngang thấy ảnh BH trong cái chòi mục nát, lão bảo vầy bôi bác quá chú tư lưu linh à! BH cả đời hy sinh cho dân cho nước, chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc, vì cơm ăn áo mặc của nhơn dơn mà nhà thằng tư Lưu Linh thờ vậy coi hông đặng. 
Miệng nói tay làm, lão gỡ phăng cái hình BH thâm xịt vàng ố vì nước mưa mái là vàng ệch thấm đẫm lâu ngày. 
Từ cái dạo khỉ gió ấy, nhà mình không còn cái cảnh BH lúc nào cũng tươi cười nhìn lũ tiện dân khố rách áo ôm đói khát. Tía thì say hộc chè tanh tưởi cả cái chòi, chửi má như con ở. Lũ con nít đói bụng khóc như ri phần vì sợ cái tính say của tía, phần vì đói vàng cả mắt! 
Thương con chó cái vú móm lỏng thỏng xơi chè của tía, xơi cứt của thằng Sâm.Ẹ nhứt là vừa xơi xong đống phân mà thấy tía đi nhậu về nó chồm lên liếm mặt tía. Ngửi thấy cái mùi cứt ngay ngáy là ổng quay ra chửi má nhặng cả lên!
Nhắc chuyện xưa mà làm gì thêm rầu má nhỉ. Đàn con má rồi cũng ngây ngô lớn lên cạnh cái nhà lão Tám Tàng ấy. Thằng Sâm học hành lỡ dỡ lớp tám bỏ học đàn đúm game ghiếc tối ngày. Con thì hết lớp chín cũng nghỉ ngang. Trường cấp ba ngoài Huyện xa tít, lội bộ bụng rỗng mỗi sáng oải quá trời. 
Cuộc đời rồi cũng có lúc rẽ sang ngõ mới nghĩ mà ngộ há má. Còn ở dưới quê giờ này chắc rồi cũng nối khố cái nghiệp dĩ của má hè!?
Hôm trên đường đi học về gặp con Tủng hồi học cùng lớp bảy ở Sài Gòn dìa, Nó ăn mặc thiệt là mođen ghê đi á. Hồi đó cặp vú con Tủng như trái cau, mới có hai năm gặp lại mà to như trái vú sữa lò rèn lão Tám Tàng trồng. Lão bảo nhà tao trồng cây này là phiên bản gì đó mà hồi chống Mỹ nhơn dơn MN gửi ra ngoải cho BH trồng đó!
Nhìn con Tủng thiệt lạ lẫm. Con gọi nó Tủng Tủng, nó quay lại xì một tiếng rõ dài. Tủng Tủng cái đồ nhà quê mày! Giờ mài phải gọi chị mài là Hương nhe coan! Con ngây thơ hỏi nó "Ủa má Tủng nấu chè đổi tên mày rồi à!?" Nó bảo "chè chiếc gì. Giờ lên Sì Gòn mà còn cái tên Tủng nhà quê sao mà mần ăn mại. Mày tên gì, lâu quá tao cũng quên mất?. Hay zaaa.., dạo này trông cũng đẹp gái dữ ta". 
Nói xong nó đưa tay sờ cặp vú trái cam của con. Thiệt lúc đó xấu hỗ quá trời. Xong nó bảo " mày còn đi học à!? Học làm gì cho nhọc xác. Mày có thấy chị Hồng cạnh nhà tao hôn. Chỉ học trường quốc tế gì Bàng Bàng đó. Chỉ học Quảng chị kinh danh mà thất nghiệp chỏng vó đó. Xin làm công nhân phải giấu bằng cấp đi đó mậy, Giờ chỉ làm công nhân lắp ốc vít cho hãng điện thội Xanmxung đó! Gặp chỉ cái mặt xanh lè vì ăn uống thiếu dinh dưỡng, ở nhà trọ nóng như cái lò sưởi, Sáng cọc cạch đạp xe cả chục cây số đi làm. Ôi nghĩ mà chán mày à!"
"Nghỉ học đi rồi lên trển tao giới thiệu chỗ cho mà làm. Công việc cũng nhàn lắm, lại được ăn mặt mô đen như tao nè. Suốt ngày ngồi nghe nhạc phòng máy lạnh, thỉnh thoảng gặp chai đẹp tâm sự cũng sướng lắm!" "Cái tướng mày lên đó chừng một năm phổng phao, chai nó nhìn thích lắm. Tao bảo đảm mỗi tháng còn có tiền dư dả gửi về cho tía mày uống gụ, cho má mày đánh đề cải thiện thu nhập, cho thằng Sâm chơi game, đỡ đi trộm vặt nhà lão Tám Tàng. Phần cũng báo hiếu cho mẹ cha nữa mày à!"
" Chứ cứ như chị Hồng học hành dỡ hơi, làm công nhân còn không đủ sống, lấy đâu mà gửi về quê cho tía má chỉ. Tao cũng định rủ chỉ đi làm chung mà chỉ xấu quá cũng tội mày à! Ngực như đường băng TSN. Thời buổi này có chút vốn tự có ít ỏi như tao đây, khá khá vốn như mày coi vậy mà sống được mày à! "
"Thôi nghe lời tao đi, nghỉ học rồi lên đó với tao, có đồng hương, đồng khói làm cùng chổ cho đỡ nhớ quê. Bữa nay tao về đám giỗ tía tao, bạn nhậu với ba mày ngày xưa đó. Thấm thoát mà đã hai năm rồi. Ổng chết hồi tao mới đi Sài Gòn, Nghe đâu hôm đó nhậu với ba mày, hai ông già quất hết hai lít gụ ở quán gụ đế ôm của cô bảy miệt thứ qua mở ở làng mình. Cô bảy nghe đâu chồng chết cũng vì nhậu. Trên đường về bằng xe đạp hai ông lủi xuống sông. Tía mày may mà thoát chết. còn ông già tao lặn hai ngày sau nổi lên! Dạo này cô Bảy ra sao mậy? Đột ngột con Tủng ngưng kể hỏi.
Cô Bảy giờ làm vợ hai của lão Tám Tàng rồi. Nghe đâu cô Bảy mở nhà hàng to lắm ngoài phố huyện. Lão Tám Tàng dạo này cũng lên huyện họp suốt. Bà tư Tịch vợ lão ấy ghen dữ lắm. Bả mỗi lần nổi cơn tam bành là leo ngọn dừa đái xuống. Vừa đái bả vừa chửi lão Tám như quân phản động chửi đảng ta. Ôi ghê lắm tao không kể đâu! Bả còn bảo lão Tám Tàng hư hỏng là tại thờ cái lão BH bị ám đó!
"Mày coi thu xếp đồ đạt rồi mai đi với tao. mà cũng khỏi đi. Mặc đỡ bộ đồ này lên đó rồi mua đồ mới. Mặc ba cái đồ nhà quê lên đó thiên hạ cười dữ lắm!"
Từ dạo ấy, cuộc đời con đã mặc đinh như thế rồi má à! Tết này con định về làm cái giỗ cho ba, đi trại giam thăm thằng Sâm, biếu má ít tiền nuôi con 85. Má coi đổi con khác đi con 04 hay con 14 gì đó. Con 88 cũng được má à! Con 85 chỉ ra một lần rồi ngủm thôi má à! Chứ mấy con kia thì ra dài dài!
Nghĩ mà buồn cho gia cảnh nhà mình há má. Tía thì chết vì ung thư gan. Thằng Sâm đi tù vì hiếp dâm bà tư cho vay đầu ngõ. Bả già hết xi quách mà chả hiểu ba thằng lóc nhóc dám làm cái chuyện động trời!? 
Con nghĩ là chắc tại tụi nhóc chơi ba cái game kiếm hiệp chi chi đó. Game gì mà vẽ mấy cô gái vú to như quả bưởi, ngồn ngộn hở hang khiêu khích tụi nhỏ hông làm chuyện bậy mới lạ!
Phần má chơi đề chi cũng vừa vừa thôi. Cái nhà mới sửa đợt rồi nghe đâu má cũng cầm sổ đỏ rồi hả? Thôi để kiếm thêm về cho má chuộc lại!
Tết này chắc con không về được đâu má à! Tụi công nhân làm cạnh cái quán con nghe đâu thưởng tết chỉ là gói knorr giả với chai dầu ăn nhãn hiệu lạ quắc. Hôm thưởng ra, thằng bồ ruột làm bên tổ bao bì ra trả nợ con mới phát hiện bột nêm giả nên trả lại. Mặt nó xị ra vì quê. Chúng nó chẳng có tiền thưởng nên cũng ít ra quán tình tự má à! tài chính hẻo lắm. Bộ đồ mua ngoài chợ trời mặc ba tháng chưa đổi cũng buồn lắm! Tằn tiện dữ lắm gửi cho má hai chai sắm sửa đồ cúng ba, đi thăm thằng Sâm kẻo nó buồn. Ừ má còn nhớ con Tủng không? Nó vừa đi tù vì bị hốt trong khách sạn Lưu luyến đó má. Hôm nó đi, con đã cản mà nó hông nghe. Nó bảo má tao nợ tùm lum dưới quê nên nó cắn răng đi khách nhằm ngay bữa đang bệnh dữ lắm! 
Tụi con tháng nào cũng lên trại giam thăm nó thấy buồn quá má à! Thôi thư đã dài, dù chưa chuyển tải hết ý mà ngoài phố mấy người quét đường đang xào xạc! Đêm nay ngồi phơi vú cả đêm mà chả có khách nào. Con hẹn má thư khác sẽ kể chuyện nghề đời con cho má nghe nha! 
Nghề của con mà khăn giấy nổ bôm bốp là sáng ra hỉ hả lắm. Cả tháng nay con nổ mới có 10 cái bao khăn giấy hà! Đêm nay chả nổ cái nào, buồn thiệt đó má! Ừ mà má có nhớ con thì lên thăm. Má cứ coi cái quán nào có mấy chậu cau kiểng, vài bóng đèn chớp tắt xanh xanh đỏ đỏ của TQ phía trước quán là nhà con đó nhe!. 
Con của má yêu. Trương Thị Lốp. Xí quên Mỹ Hoa! Nhớ cái tên Lốp Săm mà tía đặt hồi xưa thiệt buồn cười. Nhà có cái khung xe đạp mà thiếu săm với lốp. Tía ước ao sao có cái săm, cái lốp gắn vào nên đẻ hai đứa tía đặt tên là săm lốp. Giờ tía chết rồi mà cái khung xe vẫn còn nằm đó chẳng có cái săm, cái lốp nào gắn vào nghĩ cũng hay há má!

Sinh nhật lão "nội cha"

Sinh nhật lần này ông bệnh wá bay. Nằm liệt giường, liệt chiếu không gượng dậy nổi để tiếp khách ! Bay xem tổng kết lượng khách gửi thiệp mừng có nhiều không ?
- Chẳng mấy mống gửi thiệp mừng. Thắng Ủn thì quên ăn quên ngủ vì lo cho dân nghèo nên có khí quên. Cậu Fi bên bờ đại dương nghe đâu cũng bệnh tình nguy kịch nên cũng chả điện mừng. Riêng chú Cây Xỏn, cậu Sen cũng vắng mặt nốt ! Chỉ mỗi bác cả hàng xóm ưa khinh nhà mình là có gửi thiệp chúc mừng sinh nhật nội. Mà chẳng hiểu sao bác ấy gửi kèm giấy chứng sinh nội đẻ rớt nhà lão ấy chứ ?

Part II Giờ má chỉ mong Mỹ quay lại thôi bay!


Hôm nay các con về thăm má, má vui lắm. Lâu rồi hổng có thằng "chó " nào chịu về thăm má hết đa!? 
Má vừa nói vừa nhìn thằng Phạt, vừa liếc xéo mắng yêu nó! Ừ mà hôm nay có vụ gì vui mà bay về thăm má đông thế vại? Lại còn dẫn theo đám con nít học sinh. Bay bày vẽ quá, lâu lâu bay nhớ con già này thì về thăm má được rồi, dẫn theo chi cả đoàn, cả lũ lóc nhóc ồn ào má mệt lắm bay à!
Ui! "Má già lẩy bẩy như cành củi khô". Thằng Phạt nhại má bằng cách trích dẫn câu thơ nổi tiếng trong bài "bà Mệ sông Tiền"của đại nhà thơ Đậu Hũ. 
Chẳng giấu gì mẹ VNAH, hôm nay nhằm mừng ngày sinh cụ cố nhà chúng con. Phận má ít nhiều cũng đã góp phần cho cái sự vinh quang mãi mãi của cụ. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây,...trước là về thăm má, sau là nhờ má kể mấy câu chuyện hoạt động cách mạng của má ngày xưa cho lũ nhỏ nghe. Phần là để cho chúng tự hào truyền thống của gia đình ta! Phần là để má có cái để làm cho đỡ nhàm, ngồi cả ngày đong đưa võng, miệng nhai trầu bõm bẻm chửi nhặn xị rằng chúng con quên má, hàng xóm người ta nghe được cũng kỳ. Rồi còn hùa theo má nói chúng con vô ơn này nọ!
Tụi bay giờ khá đa. Tao nhớ hồi xưa mày lon ton theo mấy chú du kích đi cắm chông, gài bẫy, mũi dãi thò lò, ốm đói lòi cả rốn, bụng ỏng đít beo vì lãi. Một chữ bẻ đôi cũng không biết. Cách mạng, lý tưởng là cái thá gì. Bay cũng như má có biết gì đâu. Mấy ổng bảo sao làm vậy. Vaị mà giờ bay ăn nói hay phết nhờ!? Quả là làm cách mạng chúng bay trưởng thành thấy mà ham. Nhứt là cái khoa ăn nói.Má thiệt tình là má mê cái tài ăn nói của chúng bay lắm. Nhứt là mấy cái thằng dân miệt ngoải! 
Má nhớ hồi xưa thằng tám Đoản mặt lưỡi cày, lưỡi cuốc, Bụng tót như bụng nhái xanh. Mặt lúc nào cũng xanh như tàu lá. Hôm nó vừa vượt Trường Sơn vào Nam. Con Tám ba lơn làm giao liên dẫn nó về nhà má trốn. Má nhìn là biết bộ dạng nó đói lung lắm. Má bảo con cứ trốn tạm cái hầm bên dưới cái phản nhà má đỡ đi. Dạo này tụi Mỹ hay đi khám bệnh con nít trong làng lắm. Nó mà thấy mày nó hốt liền đó! Nghe nói hốt liền cái mặt nó đỗ chàm má tưởng nó trúng gió. Má hỏi " sao nghe Mỹ mà mặt mày xanh như đít nhái vậy con?" Nó chữa thẹn, bảo với má rằng" Đâu có má. Hổm rài đi chiến dịch, con mong gặp Mỹ lắm. Bọn chúng tàn ác và hung dữ như loài cọp beo. Con mà gặp chúng sẽ bắn vài thằng lập công dâng lên Bác!" 
Mày giỏi, má khen lắm. Giờ thì chui xuống đó nghỉ ngơi để má nấu cơm cho mà ăn. Coi bộ đói lắm rồi đa. Nhìn mặt bay là tao biết dân 45 rầu! Nó nghe thế cãi hung:
- Má yên tâm, tụi con ăn uống dư dả nữa là đằng khác. Vừa nói nó vừa lấy cục lương khô đen xì ra khoe. "Tụi con toàn xài thực phẩm cao cấp của Bác Mao thôi má à!. Coi dơ dơ vậy mà dinh dưỡng cao cấp lắm đó nha. Tụi con từ tướng đến bộ đội đều xơi thứ này, Nhờ nó mà sức chiến đấu tụi con gấp mấy lần đám Mỹ Nguỵ đó má à! Ăn cái này nên tụi con hổng có thèm cơm đâu má! Cơm chỉ là thứ gạo thô, dinh dưỡng sao bằng lương khô Bác Mao được chế biến theo khoa học XHCN cao cấp má à! Nhìn cái mặt cuốc thuổng gian gian là tao biết ráo. Bụng nghỉ thầm "đói bỏ mẹ bày đặt sĩ". Bỗ dưỡng ra sao tao hổng biết, nhưng nhìn cái mặt bay là tao biết rồi. Má cười lớn nói.
Cơm chưa chín tới mà thằng Tám Đoản cứ nhấp nha nhấp nhỏm dưới hầm. Lâu lâu thò cái mặt lưỡi cày ra nhìn nồi cơm, mồm miệng méo xệch, nước dãi nhễu nhạo. Má ơi coi cơm chín chưa, bớt củi để nhỡ nhiều khói bọn Mỹ nó đến thì nguy lắm ạ!
Thằng ý thiệt là khôn. Má đi guốc trong bụng nó bay. Đám con nít cười rần.
Cơm vừa chín tới, má lấy cái chén gáo dừa của ông nội bay dùng, xới cho nó một vá nhỏ, chan thêm miếng nước thịt heo kho, xếp lên lát thịt mỏng, má biểu con Tám tửng bưng xuống. Vại mà cũng đĩ mồm, "cơm má nấu chắc không bằng lương khô Bác Mao! Không ăn sợ má buồn". Nói xong, thay vì dùng đũa tao thấy nó lấy tay bốc đưa vào mồm nuốt trọng cmn luôn! Xong nó bảo con Tám. Tám ơi! em lên nói má bới cho anh cái tô to to để anh cúng Bác Hồ. Cái này là đồ cúng dâng Bác phải có nhiều thịt nha. Không làm thế là không tỏ lòng tôn kính Bác đoá! Tổ cha mi. Nhìn cái mặt nó là tao biết điếm thúi rồi! NÓi xong má cười khùng khục, giăng cả bã trầu đỏ lòm, thấy ớn!
Thôi hôm nay má mệt quá bay, má kể nhiêu đó thôi! Bữa nào tao kể chuyện thằng Tám đuốc sống cho mà nghe!

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Giờ má chỉ mong Mỹ nó quay lại thôi bay!

- Hoà bình, độc lập tự do má mong gì mà kỳ vại!? 
- Hoà bình rồi, tụi bay xa cách với má quá. Hồi chiến tranh tụi bay lúc nào cũng ở dưới hầm. Ỉa đái chi tao cũng phải đi đỗ bô. Đỗ cứt bay riết tụi Mỹ nó nghi. Nó bảo "con già kia ăn gì mà ỉa lắm thế?" Tao cười chỉ nồi cơm to vừa chín tới bảo với tụi nó:
- Bay coi đi, một mình má ăn hết này mà không ỉa đống to mới lạ! Bọn Mỹ ngu nhìn nhau, cười toe cả hàm răng! 
Giờ nghĩ cũng buồn. Nhốt tụi bay dưới hầm phần sợ bị lộ, phần phải đỗ cứt cũng nhọc. Tội cái lũ chó hồi tịch thu của Nghị Quế, sáng nào tao cũng xua xuống hầm dọn dẹp. Nhờ thế con nào con nớ mập ú. Thỉnh thoảng thằng tư ngoài Hải Dương, con ba ngoài xứ Bác Hồ,...thèm thịt chó. Má phải cắn răng giết thịt con Ki để cho chúng nó xơi! Nhớ thời xưa còn Mỹ mà vui vầy, đầm ấm.
Giờ mà Mỹ quay lại, má vẫn che giấu các con như ngày xưa thôi các con à! Nhưng mà kỳ này má giữ bay ở lại luôn với má. Khi tao lùa hết tụi bay xuống đó rồi thì tao kêu con Tấm nấu nồi nước sôi thiệt to dội xuống luôn thể!
Nói xong má khóc tu tu tu...chỉ có Cám cán bộ giao liên là cười toe miệng vì nghĩ da nó sẽ trắng đẹp như chị Tấm!

Vết hằn tù ngục.

Vũng Tàu mùa này rét mướt kinh khủng. Buổi sớm hầu như chả thấy ai tắm biển. Thay vào đó từng đoàn người đi dạo đón không khí mằn mặn hương biển, đón cái lạnh khí trời, cái gió bấc mùa đông gầm gào xô những đợt sóng vỗ bờ. Lác đác vài người đánh cá đối ven bờ đang ngụp lặn kéo nhưng mành lưới mảnh. Vài ba kẻ tò mò đi thẳng xuống sát mép nước xem thành quả lao động của họ. Xem những chú cá đối tươi roi rói vô phước dính vào mắt lưới!
Khác với mọi sự ồn ào náo nhiệt của phố thị, của không gian mùa đông phương nam. Nơi góc nhỏ Cầu Đá, dưới tán dù che nắng mưa là chiếc bàn con con bên dưới con chó trắng nằm thu lu mang khuôn mặt buồn bã lặng
im nhìn dòng đời. Nó nằm đó tự bao giờ, ngày này qua tháng nọ. Cạnh bên chỗ ngủ và ăn của nó là đống phân nó thải ra sáng nay, kết hợp với mùi nước tiểu khai ngấy. Cứ mỗi lần có dịp qua đây nó điều thấy con chó mang khuôn mặt u sầu, khuôn mặt của kẻ ít khi được người chủ vuốt ve, không tình thương, không một ngày trò chuyện,...
Ngày nối tiếp ngày, tháng nối tiếp tháng,...nó nằm đó, tự do cùng với sợi xích của Lê kiều Như. Lặng lẽ quan sát dòng người chuyển động bất tận. Tự do vượt thoát khỏi sợi xích của Kiều trở thành vô nghĩa và dần chẳng còn nhu cầu tự thân. Với nó màu trắng của cái hộp xốp dường như có ý nghĩa của sự sống hơn là nhu cầu của sự tự do và tình yêu thương của những tay chủ làm nghề bảo vệ khu vực Cầu Đá. Những người chủ đã đem nó về khi nó còn nhỏ xíu. Mấy gã ấy nuôi nó để làm cái việc mà ban đêm những gã bảo vệ người phải làm là....ngủ. Bù lại miếng ăn trong hộp xốp màu trắng đổi lại nhiệm vụ nó về đêm lẫn ngày!
Một đôi lần nó cố vùng vẫy thoát khỏi sợi xích của Kiều. Càng vùng vẫy nó càng cảm nhận sự đau đớn kinh khủng của thể xác, sợi xích dường như có cảm giác thù hận gấp ngàn lần hành động vượt thoát tự do của nó. Sợi xích trả thù, chống trả lại hành động của nó bằng sự bóp nghẹt cổ họng nó một cách tàn nhẫn hơn nó tưởng. Hành động vô vọng đó được lập lại nhiều lần trong ánh nhìn thoả mãn và hài lòng của gã chủ nuôi nó. Thời gian và cảm giác đau đớn dần dần dạy nó bài học tù ngục như là phương cách tồn tại thân xác. Đánh đổi cho tự do nô đùa ngoài không gian rộng lớn, những bản năng tình dục đầy khoái cảm là những chiếc hộp xốp màu trắng hằng ngày đều đặn. Lâu rồi cảm giác thèm muốn một nơi ỉa xa thật xa nơi ngủ nghỉ, một chỗ đái đánh dấu lãnh thổ chẳng còn mang dáng dấp tập tục truyền thống mà tổ tiên loài chó đã bảo ban nhau. Hành vi tập truyền ấy ngày một xa vời. Người ta thấy cứt nó, nước tiểu nó nằm chen lấn, chồng xếp theo trầm tích thời gian. Không gian sống lộng gió rét hoà lẫn những mùi xú uế cứ bừng bừng thốc từng cơn nôn mữa vào mũi nó. 
Hành vi tập truyền không bao giờ ị nơi ngủ nghỉ của loài chó được ghi nhận như là bản năng sinh tồn của loài chó hoang. Sở dĩ chúng không ị hay đái gần nơi làm ổ là vì trong phân và nước tiểu của chúng có mùi vị phân biệt cho từng cá thể loài. Việc phát hiện mùi của đối thủ, các loài động vật ăn thịt khác lớn hơn có nguy cơ sẽ làm dòng giống một nhóm cá thể nhỏ đối diện với nguy cơ bị tấn công. Tập truyền ấy đi vào bản năng bẩm sinh và cứ thế truyền suốt chiều dọc của các thế hệ nối tiếp. Khi được thuần dưỡng sống cạnh "con người" bản năng đó cũng chả mất đi. Người ta thường nói chó giữ vệ sinh chỗ ngủ của hắn là vậy. 
"Loài người" cũng có những tập truyền huyền bí như vậy. Nhưng thay vì ngoài tính tự thân bẩm sinh, rủi thay "con người' còn có ngôn ngữ truyền đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết, bằng hình vẽ,...họ bắt đầu cổ xuý tập truyền ấy, ngợi ca tập tục truyền thống"văn hoá ị" của đồng chủng mình rằng độc đáo, mới lạ và đầy bản sắc. Hơn hẳn cái bản sắc truyền thống của dân tộc khác. Rồi còn bảo ban nhau phải cùng nhau gìn giữ truyền thống văn hoá ấy. Bằng khả năng có thể, hãy làm văn hoá ấy nở nang như loài cây xâm thực, lan tràn khắp bờ cõi. Ai ai cũng thấm nhuần cái thứ chết tiệt ấy. Xâm thực vào nền văn hoá khác. Cốt sao cho cái văn hoại nhà ta trở thành văn hoá chủ đạo, bao phủ các cộng đồng người còn lại. Nhất nguyên hoá, đồng hoá,...sao cho nay mai chỉ còn một cộng đồng, một thế giới đại đồng bị tập tục truyền thống "văn hoá ị" chúng ta nhuộm một màu đỏ thắm! Phúc thay cho những gã chủ chăn có đàn chiên ngoan ngoãn như thế!
Con chó nằm đó mặc cho cái lạnh của gió đông từng cơn ùa về, mặc cho ngày nắng cháy bỏng da nó, cái lưỡi thè ra, tiếng thở mệt nhọc từng cơn khô cháy. Đôi khi người chủ quên béng nó cần có nước và vì thế niệu liệu pháp bất đắc dĩ trở thành nhu cầu thường xuyên!?
Con chó tồn tại bên đống phân và mùi xú uế mỗi ngày. Tự do biểu lộ tình cảm nỗi buồn luôn hiện hữu trong mắt nó. Có lẽ là cái duy nhất mà gã chủ "tốt bụng" không cướp lấy của nó. Ban đặc ân cho nó, Phần thưởng cao quí mà gã chủ ban phát và ưu ái cho nó. Riêng ở điểm này con chó còn có giá trị hơn "con người" trí tuệ chúng ta. Sự ngục tù mà ta cảm thấy đôi khi là một cái gì đó đầy hoài nghi và đố kị. Ta cảm nhân sợi xích tù ngục của Lê Kiều Như là sự nhục cảm trí tuệ tính dục giác. Ta tranh cãi sợi xích tù ngục ấy như một giá trị tập truyền tất yếu mà dân tộc tính ta cần phải đeo mang. Nó là một giới hạn hữu hình mà chúng ta những kẻ hoài nghi tự do cần phải có. Khi đã thích nghi với sợi xích tù ngục , ta càng thấy thích thú, càng thấy gia tăng nhu cầu ca ngợi sự tù ngục, ca ngợi sự giới hạn,...rằng tất thảy các yếu tố "limit" ấy như là không gian vô tận cho sự an toàn, tình yêu "đấng" đỉnh cao trí tuệ đã vẽ ra. Rồi khi yên vị trong vòng tròn giới hạn ấy, gã chủ tháo sợi xích ấy đi ta cũng vô hình cảm nhận chúng hiện hữu. Cảm nhận nhu cầu phải tuân thủ bạo lực. Tụng ca hành động cởi bỏ sợi xích của gã chủ trong vòng tròn mà ta đang trú ngụ. Cõi bình yên ấy dìm ta trong niềm đam mê khoái lạc. Và dĩ nhiên khi những nhu cầu sinh lý trỗi dậy. Ta cần đái, cần ị, cần khạc nhổ,...ta thích thú không gian toilet cận kề. Mặc cảm kẻ bội bạc vong ân, ta dùng thứ nguyên liệu chất thải ấy để bắt đầu pha trộn tạo thành các tuyệt tác văn chương, nghệ thuật, hội hoạ. Truyền tay nhau hít ngửi, ngợi khen, và hoan lạc bất tận! Rồi  hằng năm "con người" vĩ đại chúng ta lập ra các ban bệ, hội đồng hít ngửi để quyết định trao cho ai đó kẻ ngu nhất nào đã "sáng tạo" tụng ca hay nhất mà chẳng hề biết xấu hỗ!
Con chó nằm đó vô cảm với thời gian và không gian. Đôi mắt buồn của nó ẩn chứa một tiền kiếp xa xôi. Con người cạnh nó đang nghĩ ngợi về thân phận mình. Hắn thích thú cái thế giới an toàn do biết nghe lời và ngoan ngoãn. Hắn biết mọi bản năng đều có khoái lạc tràn ngập khi hắn yêu sợi xích tù ngục, phụng sự cho nhu cầu gã chăn dắt bất lương!
Con chó buồn sẽ vẫn còn nằm đó thêm một thời gian ngắn nữa! Đời nó cũng đã bắt đầu nghe tiếng chuông nguyện hồn xa xa. Sự hữu hạn của kiếp người tù ngục rồi cũng sẽ đến. Nhìn con chó có khuôn mặt u sầu và nhìn lại mình nó tự hỏi "vì đâu nên nỗi phận chó và người cứ mãi ám ảnh vết hằn tù ngục?"